Fraud Blocker

Các bài luyện ngón piano cơ bản mà bạn có thể tự tập tại nhà

Trong quá trình học đàn nói chung và học piano nói riêng, luyện ngón là bài tập không thể thiếu. Dù bạn vừa mới làm quen với chiếc đàn piano, hay đã có khoảng thời gian dài học và tập luyện, thì việc dành thời gian cho các bài luyện ngón piano vẫn là vô cùng cần thiết.

Việc luyện ngón thường xuyên và đúng cách sẽ giúp các ngón tay bạn duy trì được sự dẻo dai, linh hoạt, từ đó dễ dàng thực hành trên những bản nhạc thực tế. Cũng giống như việc chơi thể thao, khởi động bằng một số bài luyện ngón piano đơn giản cũng giúp bạn tập luyện tốt hơn trong các buổi học.

Cùng SEAMI điểm qua một số bài luyện ngón piano cơ bản mà bạn có thể tự tập luyện tại nhà, giúp cho việc tự học được nhanh chóng và hiệu quả hơn nhé!

1. Chạy gam/scale

Đây là một trong những bài luyện ngón piano cơ bản nhất mà học viên piano nào cũng sẽ được học qua ngay trong thời gian đầu làm quen. Đây là một bài tập đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả, giúp các ngón tay linh hoạt hơn với cả phím đen và phím trắng.

Không những thế, nếu bạn tập luyện theo cách chạy gam qua nhiều giọng khác nhau, thì bài tập này còn giúp bạn ghi nhớ dấu hoá của các giọng tốt hơn. Thay vì chỉ ngồi học lý thuyết đơn thuần, thì việc thật sự chạy gam trên đàn piano sẽ giúp bạn ghi nhớ cả những dấu thăng/giáng cho từng giọng và nhớ âm thanh mà nó phát ra. Việc này sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình rèn luyện khả năng cảm âm của bạn.

Bạn có thể bắt đầu tập với gam đơn giản nhất (không có dấu thăng/giáng) là đô trưởng:

Chạy gam Đô trưởng
Chạy gam Đô trưởng

Sau đó, bạn có thể nâng cao bài tập này hơn với các gam có dấu thăng giáng: G (Fa thăng), D (Fa thăng & Đô thăng),…

Mỗi gam sẽ có một cách sắp xếp ngón tay khác nhau, vì vậy bạn sẽ học được cách linh hoạt và khả năng tiếp xúc ngón tay trên toàn bộ các phím đàn.

2. Arpeggios (hợp âm rải)

Arpeggios hay hợp âm rải là chia nhỏ một hợp âm ra thành từng nốt riêng lẻ. Nếu như chạy gam là đánh liên tục các quãng 2 để tạo thành một gam hay âm giai hoàn chỉnh, thì arpeggios hay hợp âm rải sẽ tập trung vào các quãng rộng hơn. Bài tập này sẽ giúp ngón tay bạn vươn xa hơn, củng cố phản xạ đối với những khoảng cách xa trên phím đàn.

Tương tự như chạy gam, arpeggios cũng sẽ giúp bạn ghi nhớ lý thuyết về hợp âm tốt hơn. Trong quá trình đánh đi đánh lại các nốt trong hợp âm, bạn sẽ dễ dàng thuộc “nằm lòng” từng nốt trong hợp âm đó để có thể áp dụng linh hoạt trong thực tế. 

Vì hợp âm có mối liên hệ chặt chẽ với âm giai, nên bạn cũng có thể bắt đầu bài tập luyện ngón piano này với Đô trưởng:

Arpeggio Đô trưởng
Arpeggio Đô trưởng

Sau đó, bạn có thể mở rộng bài tập sang các hợp âm khác. Mỗi arpeggio cũng có cách sắp xếp ngón tay khác nhau nên bạn sẽ học được cách thích ứng với từng hợp âm, rèn luyện khả năng phản xạ cho từng ngón tay của mình.

3. Phương pháp luyện ngón từ Hanon và Czerny

Nhắc đến các bài luyện ngón piano, chúng ta không thể nào bỏ qua công trình nghiên cứu và tổng hợp của hai tác giả Carl Czerny và Charles-Louis Hanon. Kết quả sau quá trình nghiên cứu của Hanon và Czerny là một số lượng lớn các bài tập kĩ thuật piano có từ thế kỉ 19 và vẫn được học viên piano, kể cả sinh viên chuyên nghiệp và giáo viên, sử dụng cho đến ngày nay.

Mỗi bài tập sẽ được dùng cho một mục đích nhất định, tương ứng với các ngón tay cần được tập trung tập luyện. Ví dụ, có những bài tập dành riêng cho ngón số 1 & 2, hay những bài tập để “tách” ngón 4 & 5,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm được bài luyện ngón piano phù hợp với nhu cầu tập luyện của mình trong những quyển sách Hanon và Czerny này.

Tổng hợp những bài tập này cũng bao gồm rất nhiều cấp độ, từ những bài ngắn cho người mới biết chơi piano đến những bài phức tạp hơn có thể được dùng trong những bài thi piano chuyên nghiệp.

Bên dưới là 2 ví dụ về bài tập khởi động của Hanon và Czerny:

Bài tập Hanon
Bài tập Hanon
Bài tập Czerny
Bài tập Czerny

 

4. Chơi ứng tấu 

Chơi ứng tấu hay improvisation là một cách luyện ngón piano thú vị, không chỉ giúp tập luyện về mặt kĩ thuật mà còn tạo cơ hội cho bạn thoả sức sáng tạo âm nhạc. Tuy nhiên, bài tập này sẽ phù hợp cho những bạn đã có một khoảng thời gian học piano nhất định, có cho mình vốn kiến thức và kĩ thuật đủ vững để chơi tự do, không cần bám sát bản nhạc.

Việc tập luyện cho hình thức này cũng rất đa dạng. Bạn có thể bắt đầu chơi trên một vòng hợp âm và một điệu nhạc nào đó tự chọn, cũng như chơi bất kì nốt nhạc phù hợp nào mà bạn nảy ra trong đầu. Hoặc nếu muốn có cảm giác được “chơi cùng” với những nhạc cụ khác, bạn có thể tìm những backing track có sẵn trên mạng.

Để ứng tấu được hiệu quả, bạn cần kiên trì với vòng hợp âm/điệu/backing track mà mình đã chọn, chơi đi chơi lại nhiều lần để nắm được quy tắc cũng như “mài dũa” những ý tưởng sơ khai mà mình có trong những lần chơi đầu tiên. Nếu tập luyện đúng cách, ứng tấu sẽ không chỉ là một “bài tập” cho đôi tay mà còn là cách giải trí hiệu quả, giúp ích cho sức khoẻ tinh thần bằng việc tự do “chơi đùa” với âm nhạc.

SEAMI hy vọng những bài luyện ngón piano bên trên sẽ hiệu quả cho bạn trong quá trình tập luyện. Nếu có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy gửi ngay về chuyên mục Hỏi – đáp để nhận được sự trợ giúp từ thầy cô, bạn nhé!

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các khoá học piano của SEAMI tại đây.

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.