Fraud Blocker

Cách để kiên trì học nhạc và chơi thành thạo nhạc cụ mình yêu thích

Chơi thành tạo một nhạc cụ là mong muốn của không ít người yêu nhạc. Tuy nhiên, học nhạc là một hành trình dài và đầy thử thách, kiên trì học nhạc đến khi đạt được mục tiêu không phải là điều mà ai cũng làm được. 

Đa phần học viên sẽ bắt đầu làm quen với nhạc cụ của mình trong tâm thế háo hức, đầy nhiệt huyết và hứng thú. Những bài học sau đó, nếu ai tiếp thu nhanh thì vẫn sẽ giữ được niềm yêu thích ban đầu, thậm chí càng có động lực học tập hơn khi thấy bản thân tiến bộ từng ngày. 

Tuy nhiên, khi bắt đầu gặp phải những bài tập khó dần lên, sự hứng thú ban đầu cũng sẽ theo đó mà giảm đi. Đó cũng chính là lúc nhiều người bắt đầu nghĩ đến quyết định dừng hành trình học nhạc của mình lại, hay chấp nhận “biết bấy nhiêu là đủ”. 

Tình trạng này hầu hết tất cả những người học nhạc, từ chuyên nghiệp đến không chuyên, đều phải trải qua ít nhất một lần. Vậy làm sao để có thể vượt qua những khoảnh khắc “down mood” và kiên trì học nhạc như mong muốn ban đầu của chính mình?

Cùng SEAMI điểm qua một số tips đơn giản mà bạn có thể áp dụng sau đây nhé!

1. Xác định mục tiêu học

Mục tiêu chính là kim chỉ nam quan trọng cho bạn mỗi khi mất phương hướng hay muốn bỏ cuộc trên bất kì hành trình nào. Tương tự như khi học nhạc, việc nhớ lại mục tiêu ban đầu mà bạn đã đặt ra cho bản thân khi đăng kí khoá học sẽ giúp bạn có thêm động lực vượt qua cảm giác chán nản, muốn bỏ cuộc.

Khi nhớ đến mục tiêu hay mong muốn ban đầu của bản thân trên con đường âm nhạc, bạn có thể so sánh vị trí hiện tại của mình, để thấy mình đã đi xa so với vạch xuất phát và dần tiến gần hơn tới vạch đích mà ban đầu bản thân đặt ra. Từ đó, bạn vừa có thêm động lực vì bản thân có tiến bộ, vừa có thêm động lực khi nhận ra khoảng cách giữa mình với mục tiêu mà mình mong muốn.

Cũng chính vì lí do này, mà đặt ra một mục tiêu vừa cụ thể, vừa khả thi lại vừa thú vị ngay từ đầu có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn kiên trì học nhạc về sau này. Một mục tiêu hợp lý không chỉ giúp bạn có động lực bắt đầu, mà còn giúp bạn vượt qua những khó khăn trên hành trình của mình. 

Xác định mục tiêu học nhạc
Xác định mục tiêu học nhạc

2. Tự công nhận sự tiến bộ của bản thân

Đôi khi sự chán nản có thể đến từ suy nghĩ rằng bạn đang chưa thật sự tiến bộ hay thậm chí đứng yên tại chỗ và thụt lùi. Cảm giác này sẽ dễ xuất hiện khi bạn gặp những bài tập khó hay chưa thể hiện bản nhạc được như mong muốn. Vì vậy, đôi khi thật sự bạn không hề chậm tiến bộ hay thụt lùi như bạn nghĩ, mà đó chỉ là những cảm nhận chủ quan nhất thời.

Để kiên trì học nhạc và vượt qua chính mình trong những thử thách này, bạn có thể tự công nhận những tiến bộ của bản thân, cho dù chỉ là từng bước tiến nhỏ. Ví dụ như, bạn có thể công nhận bản thân đã chơi đàn giỏi hơn khi chạy thuần thục được một gam khó, tập được thêm 1 vài ô trong bản nhạc, hay đơn giản là thuộc thêm vài hợp âm,… 

Với những học viên là trẻ em, thông thường, giáo viên sẽ tặng cho các bé một phần quà nho nhỏ khi đánh được một bài hoặc một đoạn nhỏ trong bài. Phần thưởng có thể đơn giản là một cây bút, hay một hình dán đánh dấu vào phần bài mà bé đã làm tốt. Một cách tương tự, bạn cũng có thể tự nghĩ ra một số ‘món quà’ nho nhỏ cho bản thân khi vượt qua được một bài tập nào đó.

Công nhận sự tiến bộ của bản thân
Công nhận sự tiến bộ của bản thân

3. Trình diễn trước mọi người

Cơ hội được biểu diễn trước người khác dường như là mong muốn của hầu hết những người chơi nhạc. Có người thích biểu diễn trước đám đông, để nhận được sự tán dương và chú ý từ mọi người. Có người lại chỉ thích trình diễn cho người thân và bạn bè nghe, như những món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng những người quan trọng. 

Dù đối tượng khán giả có là ai, thì việc trình diễn trước bất kì người nào khác ngoài bản thân mình và giáo viên cũng sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục tập luyện. Ngoài những lời khen hay những cảm xúc vui vẻ, tích cực từ người nghe, cảm giác được thể hiện bản nhạc mà mình đã cất công tập luyện trước ‘khán giả’ cũng sẽ mang đến cho bạn sự hào hứng khó tả. Chính những điều nhỏ này sẽ giúp bạn có thêm sự kiên trì học nhạc, tiếp tục chinh phục đam mê nhạc cụ của mình.

Trình diễn trước mọi người
Trình diễn trước mọi người

Hy vọng rằng những tip trên sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách trong quá trình học đàn, từ đó tiến xa hơn trên con đường âm nhạc của mình. Nếu có bất kì thắc mắc hay vấn đề nào cần trợ giúp, hãy liên hệ SEAMI qua mục Hỏi – đáp để được thầy cô giúp đỡ nhé!

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.