Fraud Blocker

Vì sao chúng ta phải nghe nhạc thật nhiều khi học nhạc cụ

Vì sao chúng ta phải nghe nhạc thật nhiều khi học nhạc cụ

“Không có người thầy dạy nhạc nào tốt bằng việc nghe nhạc”

Đây là câu nói mà trung tâm SEAMI muốn gửi gắm đến các bạn đang và sẽ học một loại nhạc cụ nào đó. Câu nói trên mang ý nghĩa rằng ngoài việc học tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô chuyên môn, bản thân ta phải biết trau dồi bằng cách nghe nhạc.

Vậy nghe thật nhiều nhạc có tác dụng gì đối với việc luyện tập nhạc cụ?

1. Trau dồi vốn âm nhạc và tư duy bản thân

Kiến thức của thế giới là vô hạn và âm nhạc chỉ là một nhánh nhỏ trong cái vô vàn đang chuyển động đấy. Thử nghĩ xem nếu một ngày bạn không cập nhật một điều gì mới mẻ thì bạn tụt hậu biết bao. Như các nhà thiết kế mỗi ngày phải tìm đến nhiều nguồn cảm hứng từ sách, các trang mạng, từ tác phẩm của đồng nghiệp, từ thiên nhiên và cả bản thân. Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật sáng tạo đòi hỏi người chơi phải có một vốn liếng để có thể khai mở bản thân.

Song song với trau dồi, nghe nhạc tạo cho mỗi người một tư duy phản biện (critical thinking). Bất cứ bộ môn nào dù là thuộc phạm trù khoa học hay xã hội đều xem trọng một đầu óc có tư duy hơn là một cái máy học. Những ai đang tập nhạc cụ phải biết tư duy khi nghe nhạc bằng cách: nghe và phân tích dòng nhạc; đặc điểm nào hay và dở, bài này có đáng nhận giải Grammy?. Những suy tư như vậy hình thành cho bản thân một thói quen đánh giá và nhận định.

Trau dồi vốn âm nhạc
Trau dồi vốn âm nhạc và tư duy bản thân.

2. Có cái nhìn toàn diện về âm nhạc

Những ai nghe nhạc nhiều thì họ sẽ không bài trừ một dòng nhạc nào cả. Hiện nay, bạn trẻ nghe Rock thì bài trừ nhạc Pop hay có số đông bạn trẻ anti Kpop. Đây có thể tựu chung là những bạn trẻ này chưa thật sự có cái nhìn toàn diện.

Ta nên biết rằng mỗi dòng nhạc được sinh ra có vai trò nhất định trong xã hội, tỉ như phong trào phản chiến những năm 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ với sự thịnh vượng của dòng nhạc Rock kinh điển; hay ngày nay là một thế hệ công nghệ khi mà chính âm nhạc với những kỹ thuật âm thanh hiện đại được đề cao như EDM. Trong tương lai, sẽ chỉ còn những dòng nhạc thuộc về quá khứ và vai trò của nó mang tính lịch sử. Vì thế, nghe nhiều dòng nhạc khác nhau đem lại đánh giá khách quan khi học nhạc.

3. Hình thành phong cách

Sự hình thành phong cách âm nhạc là một quá trình tích luỹ của bản thân thông qua việc nghe nhạc. Chúng ta có thể gọi đây là việc quy nạp cho phong cách. Chưa từng có nghệ sĩ nào trên thế giới mà lại không hề nghe nhạc mà có phong cách. Dù cho phong cách là dấu ấn cá nhân của một người nhưng nó là sản phẩm do hai yếu tố quyết định: tích luỹ và hội tụ. Tích luỹ là thấy cái hay cái có ích đem vào cho bản thân và hội tụ là dùng tư duy cá nhân để hợp mọi thứ thành phong cách riêng. Bởi vậy, phong cách đạt được như là kết quả của nghe nhạc và tập luyện.

Hình thành phong cách
Hình thành phong cách âm nhạc.

4. Dễ tìm thấy nguồn cảm hứng

Mọi nghệ sĩ trên thế giới đều nói rằng họ được truyền cảm hứng từ những tiền bối đi trước. Như tay guitar nổi danh Tommy Emmanuel bộc bạch rằng Chet Atkins là tay guitar thần tượng của ông. Nế bạn đọc tiểu sử của bất kỳ nghệ sĩ nào ta cũng đều thấy mục “influence” là mục chịu ảnh hưởng. Nguồn cảm hứng bất diệt đó là nghe nhạc, tìm thấy nghệ sĩ yêu thích và học hỏi. Nghệ sĩ thành công là biết tìm thấy nguồn cảm hứng nằm ở đâu.

5. Biết nhiều, dễ giao tiếp

Lợi ích tuyệt vời mà âm nhạc đem lại cho một cá nhân trong xã hội đó là giao tiếp. Con người đa phần ngoài thể thao, phim ảnh, mỹ thuật thì âm nhạc cũng là một chủ đề để bắt chuyện. Lý Quí Trung – nhà sáng lập chuỗi cửa hàng Phở 24 đã từng nói rằng nhờ vào biết hát nghe và đánh nhạc Jazz mà giúp đỡ ông rất nhiều trong giao tiếp công việc.

Biết nhiều, dễ giao tiếp
Biết nhiều, dễ giao tiếp âm nhạc.

Sự thật là âm nhạc đóng vai trò cầu nối trung gian giữa người với người. Có những người chỉ cần nghe qua những bài hát yêu thích mà đoán ngay tính cách người đấy. Âm nhạc cũng như một nghệ thuật ăn nói. Tính ứng dụng của nó dùng có cho cả nghiệp vụ ngoại giao, như dạ tiệc với tổng thống nước khác ta chọn nhạc như thế nào? Nghe đơn giản nhưng lại không dễ đâu.

Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.