Fraud Blocker

Ở Độ Tuổi Nào Trẻ Nên Học Nhạc Cụ?

Có nên cho trẻ con học nhạc cụ, tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn bé không? Thời điểm nào là thích hợp và ở độ tuổi nào trẻ nên học nhạc cụ gì?

7 lý do nên cho trẻ học nhạc cụ, tiếp xúc với âm nhạc sớm

Phương Mỹ Chi đạt giải Á quân cuộc thi Giọng hát việt nhí và trở thành một hiện tượng khi chỉ mới 10 tuổi
Phương Mỹ Chi đạt giải Á quân cuộc thi Giọng hát việt nhí và trở thành một hiện tượng khi chỉ mới 10 tuổi

Chắc hẳn chúng ta đều nghe qua câu chuyện về những thần đồng âm nhạc bộc lộ tài năng từ khi còn rất nhỏ. Điển hình là Mozart – một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc, người viết bản giao hưởng đầu tiên của mình lúc 8 tuổi. Ngay tại Việt Nam, chúng ta từng có bé Xuân Mai, Xuân Nghi, các ca sĩ siêu nhí đình đám một thời. Hay Phương Mỹ Chi, cô bạn đạt giải Á quân cuộc thi Giọng hát việt nhí 2013 khi chỉ mới 10 tuổi.

Vậy việc cho bé tiếp xúc với âm nhạc sớm mang lại những lợi ích gì và thời điểm nào là tốt nhất?

1. Giúp tăng khả năng ghi nhớ

Việc học nhạc cụ dạy trẻ cách sáng tạo, lưu trữ và truy xuất ký ức hiệu quả. Giúp cho não bộ hoạt động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Chiếc video ngắn từ TED-Ed sẽ giải thích cho bạn rõ ràng hơn vì sao việc chơi nhạc cụ có ích cho não bộ, nó giống như bài tập thể dục cho toàn bộ não vậy.

2. Dạy trẻ tính kiên trì và quyết tâm

Học nhạc cụ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Mỗi khi trẻ đạt được một mục tiêu nhỏ trong hành trình luyện tập, trẻ sẽ cảm thấy có động lực cố gắng và tự tin hơn vào bản thân.

3. Cải thiện sự phối hợp tay – mắt

Bất kì nhạc cụ nào cũng cần luyện tập phối hợp cả tay và mắt. Ở những trẻ tập chơi nhạc, kỹ năng vận động này phát triển tốt hơn và sẽ giúp ích cho việc đọc – hiểu, viết chữ, cải thiện sự tập trung ở trẻ nhỏ.

Học nhạc cụ giúp trẻ cải thiện khả năng phối hợp tay - mắt
Học nhạc cụ giúp trẻ cải thiện khả năng phối hợp tay – mắt

4. Cải thiện kỹ năng toán học

Nhờ học nhạc cụ làm não bộ linh hoạt hơn và tăng khả năng phối hợp tay-mắt, trẻ sẽ dễ dàng phát triển tư duy logic, tính toán, giúp cải thiện kỹ năng toán học sau này.

5. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ở trẻ

Khi học nhạc cụ trong một khoảng thời gian, trẻ sẽ biết cách trân trọng nhạc cụ đó và bạn nên khuyến khích trẻ giữ gìn, lau chùi, bảo dưỡng nhạc cụ thường xuyên để trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn.

6. Thể hiện cá tính bản thân qua âm nhạc

Mỗi đứa trẻ có một tính cách riêng. Và việc có khả năng chơi nhạc cụ sẽ tạo cơ hội để trẻ có thêm cách khác thể hiện cảm xúc, con người của mình qua từng nốt nhạc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, vị thành niên đang cố gắng định vị bản thân mình.

7. Cải thiện kỹ năng nghe

Nghe và chơi nhạc thường xuyên đòi hỏi trẻ phải nhận biết nhiều loại âm thanh, nhịp điệu, cường độ, cao độ với sự tập trung liên tục. Khả năng tập trung và lắng nghe sẽ hình thành nên kỹ năng lắng nghe tốt cho trẻ sau này.

Tiếp xúc với âm nhạc sớm mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ
Tiếp xúc với âm nhạc sớm mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ

Độ tuổi nào là thích hợp để trẻ bắt đầu được tiếp xúc âm nhạc?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “cửa sổ cơ hội” để trẻ tiếp xúc âm nhạc là từ sơ sinh đến 9 tuổi. Trong giai đoạn này, các cấu trúc não bộ liên quan đến việc xử lý và hiểu âm nhạc đang trong giai đoạn phát triển chính. Do đó việc tiếp xúc với âm nhạc là rất có ích, giúp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ em.

Câu hỏi quan trọng ở đây không phải là bắt đầu bài học khi nào, mà là mục tiêu của các bài học âm nhạc cho trẻ nhỏ là gì?

Mục tiêu các bài học âm nhạc và những trải nghiệm bạn muốn trẻ nhận được là gì?
Mục tiêu các bài học âm nhạc và những trải nghiệm bạn muốn trẻ nhận được là gì?

Trẻ sơ sinh (1-2 tuổi)

Ở giai đoạn này trẻ còn rất nhỏ, chưa nhận thức được nhiều về thế giới xung quanh. Bạn không nên buộc trẻ học nhạc cụ quá nghiêm chỉnh hay phải thành thạo cách chơi, nhưng hãy cho trẻ học để có trải nghiệm và phát triển tình yêu cho âm nhạc.

Cha mẹ có thể tạo môi trường cho con được vây quanh bởi âm nhạc. Để trẻ tập trung vào các hoạt động vận động đơn giản như trò chơi âm nhạc, lắc lư hoặc nhảy múa trong khi bế trẻ, hoặc hát hoặc chơi một nhạc cụ cho trẻ.

Ở giai đoạn sơ sinh, tiếp xúc âm nhạc sớm sẽ kích thích phát triển não bộ ở trẻ
Ở giai đoạn sơ sinh, tiếp xúc âm nhạc sớm sẽ kích thích phát triển não bộ ở trẻ

Khi bé được khoảng 3 tuổi

Lúc này bạn có thể cho trẻ học nhạc cụ một cách “nghiêm túc” hơn. Để quyết định một lớp học có phù hợp với con bạn hay không, hãy đảm bảo giáo viên dạy nhạc có thể đáp ứng mục tiêu và kỳ vọng của bạn.

Lên 5 tuổi

Trẻ đã phát triển tương đối toàn diện và có thể bắt đầu học nhạc cụ chính thức. Mục tiêu học nhạc cụ lúc này là để trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc. Hai nhạc cụ phổ biến nhất được chơi ở lứa tuổi này là khóa học piano cho trẻ em và violin, hoặc một vài nhạc cụ khác như khóa học guitar cho trẻ em, khóa học đàn ukulele.

Ngoài ra, nếu bạn có thể nhận thấy tiềm năng thanh nhạc ở trẻ nhỏ, đây cũng là độ tuổi thích hợp để giúp trẻ phát triển năng khiếu ca hát của mình.

Đến 10 tuổi

Ở độ tuổi này trẻ đã biết tự chọn nhạc cụ mình thích chơi. Trong khoảng thời gian này, mục tiêu của các bài học chuyển từ tích lũy trải nghiệm về âm nhạc sang nâng cao khả năng biểu diễn.

Xem thêm:

Ở Độ Tuổi Nào Trẻ Nên Học Nhạc Cụ? 2

Tóm lại

Hãy luôn tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc sớm nhất theo cách tự nhiên nhất có thể. Dần dần khi bạn nhận ra trẻ có hứng thú, tiềm năng với âm nhạc, hãy tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn bộ tài năng của mình và để trẻ được tự do chơi và học nhạc cụ mình yêu thích.

Tại SEAMI, bạn có thể tìm thấy các khóa học piano, guitar, ukulele, thanh nhạc và đa dạng các loại hình âm nhạc khác dành cho trẻ em. Với sỉ số lớp học chỉ tối đa 4 học viên/lớp, con bạn sẽ được học nhạc cụ một cách hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ fanpage SEAMI hoặc Hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn ngay khóa học phát triển tài năng cho bé nhà mình nhé!

Sưu tầm & Biên tập bởi MTran

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.