Fraud Blocker

3 yếu tố chủ chốt giúp bố mẹ xác định năng khiếu âm nhạc của bé

Theo những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực âm nhạc, trẻ em 4 tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với bàn phím của đàn piano. Các bậc phụ huynh có rất nhiều cách giúp nâng cao năng khiếu cảm thụ và tư duy âm nhạc cho trẻ như: cho trẻ nghe nhạc, tạo cho trẻ có điều kiện tiếp xúc với các loại nhạc cụ âm nhạc để trẻ tập làm quen với việc nhận biết âm sắc của các loại nhạc cụ.

Các Yếu Tố Giúp Bố Mẹ Xác Định Được Năng Khiếu Âm Nhạc Của Bé

Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều có thiên hướng âm nhạc. Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể quan sát xem trẻ có thực sự có năng khiếu âm nhạc và có thiên hướng âm nhạc hay không? Cùng SEAMI tìm hiểu nhé!

Những nghiên cứu khoa học về tác động của âm nhạc đến năng khiếu và trí thông minh của bé

Chuyên gia âm nhạc Meredith LeVande đã từng nói: “Những nghiên cứu sâu rộng đã cho thấy trẻ tham gia học nhạc sớm có thể cải thiện khả năng học tập và trí nhớ, vì trẻ được kích thích những mô hình khác nhau trong sự phát triển trí não. Âm nhạc đơn thuần kích thích các phần của não bộ liên quan đến việc đọc, làm toán và phát triển cảm xúc”.

Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California – Irvine, Hoa Kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.

Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ theo phương pháp Glenn Doman sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ.

Ông Maestro Eduardo Marturet, một nhà soạn nhạc và cũng là giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra nói “ Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não”.

yeu-to-chu-chot-giup-bo-me-xac-dinh-nang-khieu-am-nhac-cua-be
“Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não”- Eduardo Marturet

Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.

Tiến sỹ Manoj Kumar, đến từ trường đại học Alberta ở Canada nói: “Có nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp phải. Âm nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng lên”.

Tiến sỹ còn nói thêm rằng, âm nhạc cũng có thể làm giảm đi những chi phí về chăm sóc và thuốc thang cho gia đình – Những kết luận mới này được dựa trên những nghiên cứu tiến hành từ năm 1989 đến năm 2006.

Và rất nhiều chuyên gia mà chúng ta không thể liệt kê hết, để dành cho phần chia sẻ 3 yếu tố xác định năng khiếu âm nhạc cho trẻ ở phần sau

Ba yếu tố xác định năng khiếu âm nhạc cho trẻ

Nhạy cảm với âm nhạc

  • Bạn dễ dàng nhân thấy trẻ thuộc nhạc rất nhanh, kể cả bài hát người lớn.
  • Trẻ cũng biết “đánh giá” bài hát là hay hoặc dở.
  • Trẻ biết những đoạn cao trào, điệp khúc để hát theo.
  • Chỉ cần nghe văng vẳng 1 đoạn nhạc trẻ thích, là trẻ có thể hát lại nguyên bài.
  • Trẻ để ý và thuộc các đoạn quảng cáo, nhạc hoạt hình, … trên TV.
yeu-to-chu-chot-giup-bo-me-xac-dinh-nang-khieu-am-nhac-cua-be
Chỉ cần nghe văng vẳng 1 đoạn nhạc trẻ thích, là trẻ có thể hát lại nguyên bài

=> Trẻ có thể cảm thụ được âm nhạc một cách rất tự nhiên, yêu thích âm nhạc. Trẻ có thể dễ dàng bắt chước ngay giai điệu và hát theo rất đúng. Khi học nhạc thì có thể nhận biết và nhớ nốt nhạc nhanh chóng.

Tai nghe nhạy

  • Dù chưa biết chữ, nhưng nghe giai điệu bé có thể hát được cả bài mà không bị sai lệch.
  • Thử giả vờ hát sai, để bé so sánh và chỉnh sửa.
  • Nếu biết đánh đàn, hãy đàn 1 bài hát mà trẻ chưa bao giờ được nghe nhạc không nền. Cách này dùng để thử độ nhạy trong giai điệu cho trẻ.

Dễ nhận biết thông qua những chi tiết mà thường thì các trẻ khác ít nhận ra hay bỏ sót. Trẻ có thể tái hiện lại những giai điệu đã nghe.

Nhạy cảm nhịp điệu

Cho trẻ chơi trò chơi giai điệu âm nhạc cùng trẻ, thử xem trẻ biết điều chỉnh nhanh chậm theo nhịp điệu thông thường hay không. Nếu có, trẻ thật sự có khả năng cảm âm rất tốt và có thể có một năng khiếu thiên bẩm về âm nhạc đấy!

Ngay cả khi đã quyết định cho trẻ học nhạc như là giải trí tinh thần chứ không vì tài năng, năng khiếu, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi, hỏi thăm thầy dạy nhạc, trẻ có tiếp thu âm nhạc, bài vở dễ dàng hay không để đầu tư âm nhạc đúng hướng cho trẻ. Tham khảo Khoá học đàn PianoKhóa học đàn Guitar cho bé tại học viện âm nhạc SEAMI ngay nhé!

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.