Fraud Blocker

Hiểu về giọng hát và mở rộng âm vực giọng hát

Để có một giọng hát truyền tải được những yêu cầu của mỗi tác phẩm thì việc mở rộng âm vực đối với các ca sĩ chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu và đều cần được rèn luyện một cách bài bản. Tuy giọng hát có những điều thuận lợi, vượt trội hơn so với các loại nhạc khí khác, nhưng xét về cơ bản thì giọng hát cũng có những giới hạn khiêm tốn của nó. Âm vực giọng hát về cơ bản còn có nhiều giới hạn so với âm vực của nhạc khí, nếu chúng ta nối âm vực giọng hát của cả Nam lẫn Nữ lại thì cũng chỉ hát được khoảng 4 quãng tám. , trong khi tầm âm rộng nhất của nhạc cụ như cây đàn piano là hơn 7 quãng tám (gồm 7 quãng tám đầy đủ và 2 quãng tám thiếu là quãng tám cực trầm và quãng tám thứ năm).

Khái niệm âm vực giọng hát là khoảng cách từ nốt thấp đến cao của toàn bộ những âm thanh hữu dụng mang tính âm nhạc mà giọng hát đó có thể tạo ra với sự thoải mái trong quãng âm của mình.

Do đó, Phải làm gì để mở rộng âm vực giọng hát?

1/ Giọng hát

Nếu không học kỹ thuật thanh nhạc thì nhiều người chỉ biết hát bằng giọng tự nhiên với một âm vực hạn chế. Bình thường sẽ thường hát bằng giọng cổ, đến các nốt cao thì hát to như gào, hát nhiều sẽ bị khản tiếng, mất tiếng. Nhưng chúng ta đang “hát” chứ không phải “hét”. Khác với “hét” khi bạn hát đối với những nốt cao bạn có thể hát bằng giọng óc. Giọng này có thể làm người hát lên được các nốt cao dễ dàng, không bị mất tiếng, khản cổ. 

Nhiều khi người ta gọi giọng tự nhiên là giọng thật và giọng óc là “giọng giả” hay “giọng gió”.Khi hát nhạc nhẹ, các ca sĩ cũng phải luyện tập để hát được giọng chuyển, giọng pha (hỗn hợp) để hát được các nốt cao. Quá trình tập luyện sẽ làm cho giọng óc trở nên đẹp, vang hơn, gần với giọng tự nhiên.

Vấn đề khó nhất trong luyện giọng đó là làm sao hát được giọng óc đều màu với giọng tự nhiên, người nghe không phân biệt được sự thay đổi từ thanh khu tự nhiên sang thanh khu giọng chuyển. Để làm được điều đó cần phải tập luyện kỹ lưỡng để đạt đến đồng nhất âm sắc và vị trí âm thanh giữa các thanh khu trong giọng hát.

2/ Thế nào là thanh khu?

Thanh khu là một chuỗi âm thanh có âm sắc đồng nhất nằm trong âm vực của giọng hát được tạo nên bởi những hoạt động thống nhất của cơ quan phát âm (4). Do sự khác biệt về cấu tạo, chức năng hoạt động của thanh quản nên cấu tạo thanh khu của giọng nam và nữ có sự khác nhau. Giọng nam có hai thanh khu cơ bản (thanh khu giọng ngực và thanh khu giọng giả), kèm theo đó một quãng chuyển giọng. Giọng nữ có ba thanh khu (thanh khu ngực, thanh khu giữa còn gọi là hỗn hợp và thanh khu đầu), tương ứng với hai quãng chuyển giọng.

 

Hiểu về giọng hát và mở rộng âm vực giọng hát 5
Ví dụ âm vực giọng nữ cao

Trong ví dụ trên, các nốt e1, f1 là những nốt chuyển giọng từ thanh khu giọng ngực sang thanh khu giữa (giọng hỗn hợp), các nốt e2, f2 là những nốt chuyển giọng từ thanh khu giữa sang thanh khu giọng óc.

Vấn đề mở rộng âm vực liên quan chặt chẽ đến làm đều màu âm thanh giữa các thanh khu. Khi một giọng nữ đã đạt được 3 thanh khu, nghĩa là họ đã biết mở rộng được âm vực. Họ chỉ cần luyện tập sao cho đều màu giữa các thanh khu, làm cho các thanh khu không có sự khác biệt nào có thể bộc lộ rõ, có thể dễ nhận ra.

Hiểu về giọng hát và mở rộng âm vực giọng hát 6

3/ Luyện tập đồng nhất các thanh khu, phát triển mở rộng âm vực

Việc luyện tập đồng nhất các thanh khu, phát triển mở rộng âm vực của giọng hát cần quan tâm tới một số vấn đề:

Về khoảng vang, khai thác khoảng vang của ngực để tạo ra âm thanh ở âm khu thấp. Trước hết phải biết kết hợp giữa hơi thở, khẩu hình, đặc biệt là khai thác khoảng vang lồng ngực để tạo ra âm ở thanh khu ngực. Khi âm thanh ở thanh khu ngực vang lên, phải đỡ được âm thanh, nghĩa là không để âm thanh sai vị trí. Đây cũng chính là phần quan trọng để hát được thanh khu ngực hiệu quả đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thanh nhạc.

Một số giọng nữ lạm dụng giọng ngực, sử dụng vượt qua cả nốt chuyển giọng. Hát như vậy âm thanh sẽ rất căng thẳng, thanh khu ngực và thanh khu giọng hỗn hợp không hòa quyện được với nhau, không san bằng được hai thanh khu. Tình trạng các giọng nữ cao hát thanh khu ngực lên quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng đau cổ, vì âm thanh căng thẳng, gằn cổ, cách hát biểu hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi hát những ca khúc có màu sắc dân ca, đôi khi có thể sử dụng thanh khu giọng ngực vượt quá hơn giới hạn một chút, nghĩa là có thể cao hơn chỗ chuyển giọng. Muốn hát như vậy, ca sĩ phải biết ghìm hơi thở, không đẩy hơi quá mạnh, không hát âm thanh to.

Về vị trí âm thanh, muốn hát đều màu giữa các thanh khu phải giữ chắc âm thanh ở một vị trí. Người hát có nhiệm vụ điều tiết hơi thở, giữ chắc vị trí của âm thanh, cảm giác như một sợi chỉ thẳng căng xuyên suốt trên một đường thẳng. Nếu như không làm được việc đó thì âm thanh sẽ bị sai vị trí, đồng nghĩa với màu giọng bị thay đổi.

Về hơi thở, đây là yếu tố hết sức quan trọng trong việc hát đều màu các thanh khu, đặc biệt trong vấn đề xử lý đều cường độ và giữ vị trí âm thanh. Khi hát thanh khu ngực, nếu không đủ hơi sẽ dẫn đến đuối hơi, không duy trì được độ đằm và vang của âm thanh. Khi hát ở thanh khu đầu, thanh đới không khép kín, mà giữa 2 dây thanh đó có khe hở, hơi thở liên tục đi qua nơi này, dây thanh không rung lên toàn phần như ở thanh khu ngực, mà chỉ rung ở hai mép. Do những tác động khác nhau giữa hơi thở, thanh đới mà âm thanh ở các thanh khu khác nhau về âm lượng, âm sắc và khả năng biểu hiện. Khi thanh đới khép kín và rung lên toàn phần sẽ tạo nên âm thanh vang khỏe, phong phú về âm sắc và linh hoạt, ngược lại, thanh đới không khép kín và hoạt động không toàn phần thì sẽ tạo ra những âm thanh yếu, xỉn và phều phào. Vì vậy, khi tập luyện từ thanh khu giữa chuyển xuống thanh khu ngực hoặc chuyển lên thanh khu đầu, để giọng hát đều đặn và nhất quán thì vị trí âm thanh phải kết hợp với hơi thở thật vững chắc, đều đặn.

Về khẩu hình, cần chú ý mở mềm mại, không căng cứng, đầu lưỡi nằm sát ở chân răng hàm dưới để hàm mềm, phía trong họng hoàn toàn mở rộng, như thế âm thanh sẽ vang và sáng. Ngoài ra, trong quá trình hát những nốt cao đối với các giọng nữ, đặc biệt giọng nữ cao, phải chú ý đến hình dáng của môi, tuyệt đối không được chúm môi, một số giọng nữ cao màu sắc (soprano coloratura) đã sử dụng môi cười khi hát những âm thanh cao, đặc biệt là những câu passage (lướt nhanh) và những câu hát staccato (nảy âm) linh hoạt, làm cho âm thanh nhẹ nhàng, sáng đẹp.

Vấn đề âm vang (cường độ) đều đặn trên tất cả âm vực của giọng nữ đạt được không quá khó khăn khi luyện giọng đúng cách. Độ âm vang gần như tương đương nhau ở các thanh khu, giọng óc ban đầu bị nhỏ, yếu hơn. Sự phức tạp, khó khăn nhất trong quá trình luyện tập đều màu các thanh khu giọng nữ lại chủ yếu tập trung ở thanh khu hỗn hợp – phần trung của âm vực.

Giọng nữ có 3 thanh khu và 2 quãng chuyển giọng, cần hạn chế tối đa việc âm thanh khi hát qua chỗ chuyển giọng bị lộ ra một cách rõ rệt. Thanh khu hỗn hợp – thanh khu giữa của giọng nữ thường kết hợp hát cả giọng ngực, giọng óc. Nếu như một tác phẩm có nhiều nốt ở thanh khu này, người hát sẽ phải xử lý liên tục, khi thì âm chuyển với âm giọng óc và khi thì âm chuyển với âm tự nhiên, dẫn tới rất dễ bị lộ, nghe âm thanh lồi lõm không đều vị trí, không đều màu. Có một số ca sĩ giọng nữ cao trong quá trình luyện tập đạt được kết quả tương đối tốt nhưng vì tập trung quá nhiều vào những nốt cao sẽ dẫn tới tình trạng âm thanh ở thanh khu hỗn hợp ít được chú ý, giọng hát bị mờ và xỉn khi hát những nốt này. Điều đó làm cho các thanh khu không hài hòa với nhau, âm sắc không đồng nhất.

Trong quá trình luyện tập sao cho đều màu giữa các thanh khu, giọng nữ trung, trầm khó khăn hơn bởi màu sắc tự nhiên của nữ trung vốn ấm áp, nữ trầm vốn dày dặn, khi sang thanh khu đầu rất dễ bị lệch màu. Còn chất giọng tự nhiên của nữ cao vốn sáng, trong trẻo gần với các âm ở thanh khu đầu nên việc luyện tập sẽ diễn ra thuận lợi hơn. 

Việc luyện tập mở rộng âm vực, trong đó luyện tập đều màu âm thanh giữa các thanh khu đòi hỏi nhiều công sức và không phải người học thanh nhạc nào cũng dễ dàng thành công. Người học phải luyện tập kiên trì, thường xuyên với các bài tập hợp lý mới đạt được hiệu quả tốt.

Nguồn: Tạp chí VHNT

Tác giả: BÙI THỊ THU HUYỀN

chinh phục giọng hát dễ dàng hơn
tham gia khóa học thanh nhạc tại seami ngay

Hiểu về giọng hát và mở rộng âm vực giọng hát 7Hiểu về giọng hát và mở rộng âm vực giọng hát 8

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.

    • Bạn sẽ được:

      • Tư vấn chương trình học cho riêng bạn

      • Kiểm tra, "chuẩn bệnh" giọng hát

      •Ưu đãi giảm 1 triệu học phí hoặc tặng 2 buổi học tại studio khi đăng ký học 4 tháng tại trung tâm

      • Bạn sẽ được:

        • Tư vấn chương trình học cho riêng bạn

        • Kiểm tra, "chuẩn bệnh" giọng hát

        •Ưu đãi giảm 1 triệu học phí hoặc tặng 2 buổi học tại studio khi đăng ký học 4 tháng tại trung tâm