Những mẹo “xịn xò” giúp trẻ nâng cao kỹ năng âm nhạc
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Đặc biệt, đối với trẻ thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, vì vậy cha mẹ cần chú ý giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách thông qua con đường âm nhạc. Nhưng không phải đứa trẻ nào vừa sinh ra cũng có năng khiếu âm nhạc. Thông qua bài viết này, SEAMI sẽ thông tin đến bố mẹ những mẹo “xịn xò” giúp trẻ nâng cao kỹ năng âm nhạc nhé!
Thông qua các trò chơi âm nhạc
Đối với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động trong nhà trường. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn.
Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, bạn cần phải lựa chọn trò chơi một cách phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ. Để giúp trẻ thực hiện được, bạn hãy chọn một số trò chơi để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như: “Nghe giai điệu âm nhạc và xướng âm bằng âm La”: Khi bạn đánh giai điệu lời ca bài hát nào đó, trẻ chú ý nghe và xướng âm bằng “âm La” bài hát đó.
Ví dụ: Trong bài hát “Mùa xuân” của tác giả Hoàng Văn Yến, bạn đánh bài hát bằng các nốt nhạc pha, son, la, si, đô, trẻ hát la la la la lá. Hoặc qua trò chơi âm nhạc “Tập làm ca sĩ: bạn hát một câu hát bất kỳ nào đó, khi hát dứt câu, bạn ném một quả bóng vào trẻ, trẻ bắt được bóng sẽ hát lại câu bạn vừa hát. Cha mẹ nên chọn những câu hát khó, trẻ hay hát sai trong bài hát để trẻ được luyện tập nhiều lần câu hát đó.
Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo không những được hoạt động trên tiết học mà các hoạt động của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện kỹ năng các bài hát trẻ đã học. Hoạt động âm nhạc luôn luôn tham gia cùng với các hoạt động khác để đạt được những kết quả cao nhất. Bạn hãy sưu tầm các bài hát trẻ đã học để trẻ tập hát theo. Khi trẻ hát, cha mẹ chú ý đến những câu trẻ hát chưa chuẩn để sửa cho trẻ.
Cho trẻ nghe nhạc, xem video, băng, đĩa và múa hát theo từng nhóm để các trẻ giúp đỡ nhau học hát. Bạn dành một số thời gian khi chơi để giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động âm nhạc trong giờ chơi.
Qua trò chơi phân vai “Dạy học”, trẻ được luyện tập ca hát và biểu diễn. Ngoài ra, bạn hãy rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động ngoài trời, hoạt động ôn luyện, củng cố lại kỹ năng âm nhạc trẻ đã học trên lớp từ các cô giáo.
Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm xem chương trình học của trẻ ở trên lớp là gì đề về nhà cha mẹ cùng trẻ ôn luyện lại, hoặc cha mẹ có thể mua cho trẻ các loại băng, đĩa nhạc phù hợp với trẻ để trẻ được ôn luyện kỹ năng âm nhạc ở nhà.
Ở trường khi tổ chức các hội thi văn nghệ thì mời phụ huynh đến tham dự để trẻ thấy được niềm vui thích, tự hào khi biểu diễn và thông qua đó cũng tạo được mối liên kết giữa cha mẹ và nhà trường trong việc quan tâm rèn luyện khả năng âm nhạc cho trẻ.
Nếu bố mẹ vẫn chưa tìm được một nơi để đánh thức năng khiếu của bé thì hãy đến ngay với SEAMI nhé!
Với phương pháp tiếp cận đa giác quan cùng các trang thiết bị hiện đại, SEAMI tin chắc rằng con bạn sẽ tiến bộ vượt trội và thông minh hơn sau mỗi buổi dạy.
Tham khảo các khóa học tại SEAMI: