Fraud Blocker

Một số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như đẩy hơi

Kĩ thuật lấy hơi, đẩy hơi trong thanh nhạc là một trong những điều khó khăn nhất đối với những ai đang và mới bắt đầu học thanh nhạc. Điều quan trọng nhất ở đây chính là cách thở, người ta thường đề cập đến vấn đề hơi thở. Để cải thiện giọng hát của mình thì việc luyện thanh, tập hát thường xuyên là điều không thể thiếu. Hàng ngày, bạn hãy bỏ ra vài phút luyện tập để có được giọng hát hay như mong muốn.

Cùng SEAMI tham khảo 1 số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như đẩy hơi trong thanh giúp bạn cải thiện giọng hát và tự tin tỏa sáng hơn nhé!

Một số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như đẩy hơi

1. Khi lấy hơi

  • Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
  • Không nên hít hơi quá nhiều làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực… tác hại đến việc phát thanh, cần tập lấy hơi theo mức độ dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc
  • Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ…
  • Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được .
  • Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi, chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra, nếu phình bụng trước sẽ làm cơ thể bị căng cứng , ảnh hưởng xấu đến việc phát âm

Xem thêm: Lấy hơi như thế nào là đúng khi hát

Thanh nhạc Seami - Lấy hơi đẩy hơi
Thanh nhạc Seami – Lấy hơi đẩy hơi

2. Khi đẩy hơi

Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.

khi đẩy hơi không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.

3. Luyện tập hơi thở

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp. Ngược lại vị trí âm thanh đúng giúp cho việc đẩy hơi được dễ dàng, tiết kiệm được hơi thở.

Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ. Tuy nhiên trong bước đầu học thanh nhạc., chúng ta có thể tập hơi thở riêng để làm quen với kiểu thở tích cực trong thanh nhạc., hoặc để tăng cường lực hít hơi và đẩy hơi của chúng ta.

Cách lấy hơi khi bắt đầu học thanh nhạc | SEAMI
Thanh nhạc Seami – lấy hơi đẩy hơi

Hiện nay có rất nhiều cách để học thanh nhạc. Các khóa học thanh nhạc online có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương pháp học hiệu quả. Các khóa học mang đến cho người học sự chủ động về thời gian với chương trình giảng dạy được thiết kế riêng tiếp cận với nhiều phương pháp học mới.

Đây chỉ là một số mẹo và bài tập đơn giản để giúp bạn tự tin hơn khi hát. Nếu bạn muốn rèn luyện một cách đúng phương pháp và được hướng dẫn cụ thể thì hãy liên hệ với SEAMI, khóa học thanh nhạc cùng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn những bước đầu tiên trên con đường theo đuổi âm nhạc. Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ trang bị cho bạn môi trường học tập tốt nhất để bạn có thể vững bước tiến đến thành công. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn bạn nhé!

Sưu tầm và biên soạn: Kim Phượng

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.