Cách giữ giọng hát khỏe trước ngày diễn
[sg_popup id=”52″ event=”onload”][/sg_popup]
Đối với một người đam mê yêu ca hát, việc đứng trên sân khấu lớn cất cao giọng hát thật sự là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời. Sắp tới đây, các bạn học viên SEAMI cũng sẽ được một lần cảm nhận cảm giác hạnh phúc đó. Để có thể làm chủ sân khấu của chính mình, các bạn nhớ giữ giọng hát cẩn thận để giọng hát mình ở trạng thái tốt nhất trong đêm diễn nhé. Bài viết sau, SEAMI sẽ cùng bạn điểm qua một số cách để giữ giọng hát khỏe trước ngày diễn nha
1/ Sắp xếp có chế sinh hoạt hằng ngày hợp lý
Để giữ gìn giọng nói cần phải ngủ đủ giấc: 6-7 tiếng/ngày và không nên thức quá khuya, ngủ trước 11h là tốt nhất. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe nhưng cũng không nên tập thể thao quá sức.
2/ Tham gia các buổi học thanh nhạc và duy trì các thói quen tốt
Luyện thanh đúng cách dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp giọng hát của bạn ổn định hơn. Các buổi học thanh nhạc sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát hơi thở một cách tốt hơn, biết cách giữ và điều phối hơi thở, chủ động trong việc kiểm soát âm vực và tận dụng tối ưu âm vực thuận lợi của mình. Việc sử dụng âm vực thuận lợi sẽ khiến bạn đỡ mất sức hơn và cổ họng sẽ thoải mái hơn, tránh bị khàn tiếng.
Bên cạnh đó, tại nhà bạn cũng cần luyện tập và duy trì những thói quen có lợi như: tập thở bụng, cố gắng điều chỉnh được luồng hơi thở trong lúc tập, làm sao kéo dài được thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
3/ Tránh các thói quen xấu
Đằng hắng khi nói chuyện hay khạc nhổ (động tác này đôi khi thành thói quen của rất nhiều người) nhưng thói quen này thật sự khong tốt cho giọng hát của bạn. Nó làm cho hai dây thanh chà xát nên rất dễ bị tổn thương.
Khi hát tránh gồng người, gằng người lên để hét toáng lên (vừa thiếu tính thẩm mĩ vừa hại cho giọng hát của bạn đấy). Vì vậy để có thể giữ giọng hát luôn đẹp và không bị khàn tiếng bạn phải biết cách điều chỉnh âm lực giọng của mình.
Bên cạnh đó, chúng mình cũng nên tránh nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm sẽ gây hại cho thanh quản. Nhớ trang bị khẩu trang chống bụi và hạn chế hát hay nói ở những nơi có nhiều khói bụi nhé.
4/ Chú ý đến thói quen ăn uống
Những gì bạn ăn uống cũng ảnh hưởng đến giọng hát của bạn đấy nhé. Vậy nên, chúng mình cần lưu ý những điểm sau:
- Không ăn quá no trong một bữa. Ăn nhiều bữa nhỏ cũng giúp cho việc di chuyển dễ dàng và không bị đầy bụng cũng như giúp việc đẩy hơi từ bụng ra khi nói dễ dàng hơn. Nhưng đặc biệt là không được nhịn ăn và hạn chế ăn đồ ăn cay.
- Không được uống thức uống có cafein vì về lâu về dài sẽ làm cho thanh đới của bạn bị giảm tuổi thọ. Sữa, kem và các sản phẩm có nguồn gốc từ bơ sẽ dễ sản sinh ra chất nhầy, làm cổ họng có cảm giác bị “kẹt” và không thoải mái. Cam, quít, và đồ uống có cồn thì lại làm cổ họng bị khô. Các loại nước ngọt, soda cũng sẽ làm cho làn hơi của bạn ứ đọng nhiều trong dạ dày, cần phải loại bỏ chúng ra khỏi danh sách thực phẩm tiêu thụ trước khi tập luyện thanh.
- Cũng nên hạn chế uống nước lạnh sẽ khiến dây thanh quản của bạn co rút lại. Trà ấm hay nước để nguội ở nhiệt độ phòng là giải pháp tốt nhất để “bôi trơn” dây thanh quản, nhưng lưu ý nên tránh nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng nhé! Để cổ họng êm dịu bạn nên chọn uống các loại như cam thảo, mật ong, trà thảo mộc
- Không được hút thuốc lá. Đây là thứ cực kì có hại cho giọng hát của bạn. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây ung thư vòm họng, ung thư phổi
5/ Không nên luyện tập quá sức
Không nên ép mình luyện tập quá sức trước ngày diễn. Điều đó sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ khàn giọng, mất giọng. Nên phân bổ thời gian luyện tập hợp lý mỗi ngày. Thấy mệt thì nghĩ đừng cố quá sức vì cổ họng cũng có giới hạn của nó. Nhớ mang sẵn nước để uống khi cần, uống ngụm nước nhỏ trước khi tập luyện hay trình diễn để giọng không bị khô.
Sắp tới ngày diễn rồi, hi vọng các bạn có thể “bảo quản” giọng hát của mình một cách tốt nhất. Chúc các bạn có một đêm diễn thành công! Nếu các bạn cảm thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ đến mọi người nhé.