Cách để chuẩn bị thật tốt cho những tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm (YEP) thật ấn tượng
Dịp Year End Party lại đến gần, bạn đã có ý tưởng nào cho một tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm thật ấn tượng chưa?
Một màn trình diễn đặc sắc vào buổi tiệc kết thúc năm sẽ không chỉ là cơ hội để thể hiện tài năng của bạn mà còn là dịp để tạo ấn tượng mạnh mẽ với đồng nghiệp, từ đó giúp bạn kết nối tốt hơn với những người xung quanh. Để đảm bảo màn trình diễn của bạn thực sự nổi bật và đáng nhớ trong buổi tiệc năm nay, việc chuẩn bị từ sớm là điều vô cùng quan trọng.
Cùng SEAMI điểm qua một số lưu ý bên dưới để giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm của mình năm nay nhé!
1. Đầu tư vào dàn dựng chất lượng
‘Dân công sở’ thường sẽ có rất ít thời gian để có thể đầu tư tìm tòi, nghiên cứu và dàn dựng một tiết mục văn nghệ thật sự công phu. Với thời gian có hạn, dù bạn dành nhiều tâm huyết và sự cố gắng, thì đôi khi kết quả cũng sẽ khó có thể hoành tráng như bạn mong muốn.
Chính vì thế, để có một tiết mục văn nghệ cuối năm chỉn chu, độc đáo với chất lượng thật tốt, bạn có thể cân nhắc đầu tư thuê những “chuyên gia” để trợ giúp.
Một đơn vị có cung cấp dịch vụ dàn dựng uy tín như SEAMI – đã có kinh nghiệm làm việc với các sự kiện lớn như văn nghệ của ACB, Vietcombank, VNPR,… có thể mang đến cho bạn sự chắc chắn về phần âm thanh, hình ảnh và sân khấu.
Nhờ có một đối tác đứng ra dàn dựng, việc của bạn và team chỉ đơn giản là dành thời gian tập luyện theo để có một màn trình diễn chất lượng như kế hoạch.
2. Có kế hoạch tập luyện một cách hiệu quả
Cũng như khi thực hiện bất kì dự án nào, việc lên kế hoạch tập luyện cụ thể và thực hiện lịch trình tập luyện đều đặn sẽ đóng góp một phần lớn vào sự thành công của tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm. Không chỉ là dành thời gian tập luyện, mà bạn cũng cần xác định mục tiêu tập luyện rõ ràng cho từng giai đoạn (như cải thiện kỹ năng biểu diễn, sự tự tin trên sân khấu, trau chuốt bài,…).
Việc tập trung vào các khía cạnh khác nhau của màn trình diễn trong từng giai đoạn luyện tập sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng và tự tin hơn khi đứng trước khán giả tại văn nghệ tiệc cuối năm. Không những thế, bạn và những người đồng đội của mình còn có thể tiết kiệm thời gian để mỗi buổi tập đều thật sự hiệu quả, giúp mọi người đều có tinh thần và động lực tốt hơn.
3. Chuẩn bị từ sớm cho văn nghệ tiệc cuối năm:
Thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu tập luyện cho tiết mục của mình là càng sớm càng tốt, ngay khi bạn có thông tin sơ bộ về buổi tiệc và sắp xếp được thời gian cá nhân. Việc bắt đầu sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi công đoạn, có nhiều thời gian để lên ý tưởng và thực hiện hoá ý tưởng của mình.
Nếu bắt đầu từ sớm, bạn thậm chí có thể đăng kí cho mình một khoá học nhạc ngay bây giờ để chuẩn bị cho những tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm thật đặc sắc. Nhờ đó, tiết mục năm nay sẽ không chỉ là một màn “góp vui” thông thường, mà chắc chắn sẽ là một kỉ niệm thật đáng nhớ cho chính bạn, thậm chí có thể mở ra một con đường học nhạc mới mẻ cho bạn trong năm nay và năm sau.
Bản thân bạn có sự chuẩn bị tốt về cả kiến thức lẫn kĩ năng chuyên môn còn có thể giúp truyền cảm hứng cho những người cùng tập luyện với mình, giúp bạn mở rộng mối quan hệ và có được sự tin tưởng từ những người xung quanh.
4. Chuẩn bị tinh thần cho những sự cố sân khấu và những sai sót nhỏ nhặt mà bạn có thể gặp phải trong quá trình biểu diễn
Dù cho có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thì những sai sót hay sự cố bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Nhất là trong bối cảnh trình diễn trên sân khấu, khi có quá nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì những lỗi âm thanh, ánh sáng,… chính là điều thường gặp.
Biết trước điều này không phải để khiến bản thân bạn lo lắng, bất an hay mất tinh thần tập luyện, mà ngược lại, bạn cần có “kịch bản” dự phòng cho những sự cố này. Thực tế, ngay cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng không thể có một màn trình diễn hoàn hảo, nên họ cũng vẫn phải tập luyện cho cả những việc ngoài ý muốn.
Một số sự cố mà bạn có thể sẽ dễ dàng gặp phải trong tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm của mình là: micro bị hú/hỏng/chưa bật, âm thanh bị rè/to quá/nhỏ quá, ánh sáng không như kịch bản, mất tiếng giữa phần trình diễn,… Lường trước những điều này, bạn có thể tập luyện cho mình những phản ứng thật chuyên nghiệp và bình tĩnh để không làm ảnh hưởng xấu đến phần trình diễn của mình.
Ví dụ, khi micro chưa được bật, bạn có thể ra hiệu với bộ phận âm thanh và bình tĩnh bắt đầu lại tiết mục. Hoặc khi âm thanh bị tắt giữa bài, bạn có thể chuẩn bị một số câu giao lưu với khán giả, phá tan không khí ngượng ngập và tự tin trình diễn lại tiết mục của mình.
SEAMI hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tiết mục văn nghệ tiệc cuối năm của mình. Nếu cần bất kì sự hỗ trợ nào về mặt dàn dựng và tập luyện, đừng ngần ngại liên hệ SEAMI để được trợ giúp nhé!