Fraud Blocker

5 điều làm giáo viên “mất điểm” trong mắt học sinh

Một sự thật đau đớn nhưng cũng vô cùng có ý nghĩa về công việc giảng dạy mà sau đó tôi đã nhận ra đó là: NẾU BẠN MẤT ĐIỂM TRONG MẮT HỌC SINH, CÓ TỚI 98,99% NGUYÊN NHÂN LÀ DO BẠN TỰ TẠO RA.

Trong suốt năm học đầu tiên khi bắt đầu đi dạy, hầu hết giảng viên đều không thể hiểu được rằng, liệu họ đã làm gì sai? “Tôi yêu học sinh, tôi tôn trọng chúng, tôi yêu chúng như thể chúng là một phần không thể thiếu của cuộc đời tôi – Vậy mà tại sao chúng lại đối xử một cách tồi tệ như vậy đối với tôi?”

Vì sao bạn “mất điểm”?

Phần lớn những trở ngại trong lớp học đối với bạn là do những hậu quả từ những sai lầm trong ngày đầu tiên bạn nhận lớp. Những quyết định của giáo viên có thể ảnh hưởng đến việc duy trì sự tôn trọng, niềm tin của người học hoặc đánh mất chúng từ những giây phút đầu tiên.Hiện nay, nhiều giáo viên không quan tâm nhiều lắm đến việc học sinh có yêu quý họ hay không. Họ nghĩ rằng họ được trả tiền để đi dạy và trách nhiệm của học sinh là phải HỌC.

Không cần phải dài dòng nữa, dưới đây chính là một số lí do tại sao học sinh lại ghét bạn và cách để bạn khắc phục điều đó…

1) Bạn mất điểm vì không có khả năng quản lí lớp học

Một lần trong lớp học của tôi thời đại học, một bạn sinh viên nói chuyện làm ảnh hưởng đến những học sinh khác, thậm chí ảnh hưởng đến cả giảng viên. Trong tiết học đó, tôi cảm thấy mình không thích bạn học sinh đó, nhưng tôi cũng ghét luôn cả ông giáo sư của tôi, vì thầy không thể làm chủ được lớp học của chính mình.

Điều này cũng xảy ra tương tự với học sinh của bạn. Nếu bạn để học sinh tự do di chuyển trong lớp học, tự do làm những gì mà chúng thích. Vậy lí do gì để chúng tôn trọng bạn?

Nếu bạn vẫn có những trục trặc, hãy tìm đến lời khuyên từ các khóa học dành cho giáo viên. Nếu bạn kiên trì học hỏi với tư duy cởi mở chắc chắn bạn sẽ thành công. Nếu bạn không nhận ra điều đó, hoặc bạn vẫn tiếp tục không chịu thay đổi bản thân mình, có lẽ học sinh không thích bạn cũng là điều đương nhiên.

2) Bạn không lắng nghe chúng cũng là một lý do

Học sinh dành quá nhiều thời gian để nghe bạn nói, nhưng thử hỏi xem một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để nghe chúng nói? Bạn có thích một người mà lúc nào cũng nói, nói và không cho người khác nói? Hãy dành cơ hội để học sinh được phép chia sẻ, nói ra những gì mà chúng muốn:

vi-sao-ban-mat-diem
Hãy dành cơ hội để học sinh được phép chia sẻ, nói ra những gì mà chúng muốn

• Hãy tạo thói quen cho các buổi thảo luận (học sinh của tôi đặc biệt thích các buổi thảo luận do chúng tự tổ chức trong đó giáo viên phải im lặng không được phép lên tiếng).
• Yêu cầu học sinh viết cho bạn một lá thư nói về bất cứ thứ gì chúng muốn — về trường, về gia đình, về món ăn mà chúng thích,… Nhớ là bạn phải viết lại cho chúng những phản hồi kiểu như “thật là thú vị” hoặc đại loại vậy.
• Nếu bạn dạy các môn liên quan đến ngôn ngữ, văn học, hãy cho phép học sinh được viết về các chủ đề mở để cho điểm học sinh và nhớ là chỉ viết vào lề vở của học sinh những phản hồi tích cực. Sự kết hợp giữa sự lựa chọn của học sinh và những phản hồi tích cực mang tính cá nhân sẽ tạo nên niềm tin yêu của học sinh với bạn…

3) Bạn biết cách đặt trọng tâm vào những công việc ưu tiên/ sự kì vọng.

Khi bạn giảng dạy, bạn muốn giành được tình cảm của học sinh nhưng tình cảm đó được hình thành dựa trên nền tảng sự tiến bộ của người học chứ không phải chỉ đơn giản là cho chúng được tự do, khuyến khích sự vô kỉ luật, hay cho chúng nhiều thời gian chơi, làm cho chúng cảm thấy hài hước hay dễ dãi với chúng trong các bài kiểm tra…

Điều tồi tệ sẽ xảy ra là học sinh của bạn sẽ không phải hư hỏng ngay lập tức theo kiểu chúng sẽ đứng lên trên bàn và trở thành các băng nhóm học đường, nhưng chúng sẽ phá vỡ đi mọi luật lệ của trường giống như bạn đã từng làm trong tiết học và vòng tròn vô tổ chức cứ thế được lặp lại.
Để không mất điểm, thay vì trách phạt học sinh, bạn nên cho học sinh thấy được sự kì vọng của bạn đối với chúng, hãy đặt đúng trọng tâm trong việc giảng dạy và mối quan hệ với học trò. Khi đó học sinh sẽ yêu quý bạn và việc giảng dạy của bạn cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

4) Bạn lo sợ rằng mình trông giống một tên ngốc

Việc giảng dạy thường khiến cho bạn đôi lúc mất điểm. Chúng ta sẽ có rất nhiều những lỗi nhỏ đơn giản gây mất điểm như việc chúng ta lên cầu thang và đi ngược chiều. Hay cả những sai lầm nghiêm trọng ví dụ như đã mắng, phạt học sinh về việc chúng nộp bài về nhà muộn trong khi chúng ta đã giữ bài của chúng trong cặp của bạn. Nhưng học sinh thường phản ứng rất mạnh với giáo viên trước những điều đó.

Để giữ thể diện ít khi chúng ta chịu nhận lỗi và sửa sai, điều đó là lí do khiến bạn mất điểm trong mắt học sinh. Nếu bạn có thể tự cười chính bản thân mình, hay một cách thành thật xin lỗi học sinh, hoặc nói với chúng về những thời điểm mà bạn yếu đuối nhất, bạn sẽ giành được khá nhiều điểm cảm tình của học trò đấy. Còn ngược lại, bạn sẽ trở thành kẻ trịch thượng, hợm hĩnh và bị xa lánh.

5) Bạn mất điểm vì quên mất “Nguyên tắc vàng của việc giảng dạy”

dieu-khien-giao-vien-mat-diem
Đừng quá gò bó và nghiêm khắc với học sinh của bạn
  • Bạn là nhân viên, có khi nào bạn thấy mình tức giận bởi người lãnh đạo, hãy suy nghĩ về những gì mình đã làm với học sinh?
  • Bạn có ghét các buổi tập huấn giáo viên trong đó, một ông giáo sư già khọm từ trường đại học ngồi đọc lại các silde bài giảng và nói không ngừng nghỉ? Hãy hình dung lại khoảnh khắc đó và đừng bao giờ đối xử như vậy với học sinh của mình.
  • Bạn có ghét khi một người nào đó xác lập vị trí của kẻ bề trên và đối xử với bạn như thế bạn là con nít không biết gì? hoặc bạn được sếp giao cho một nhiệm vụ ngu ngốc, thấp hơn hẳn so với trình độ của bạn và sau đó cáu giận chỉ vì bạn hoàn thành nhiệm vụ đó quá nhanh? Đừng đối xử với học trò theo cách đó.
  • Bạn có ghét cảm giác khi bị bắt phải làm một việc theo một lịch trình cố định và sau đó yêu cầu hoặc hạn nộp lại được thay đổi giữa chừng? Đừng đối xử với học sinh của bạn như vậy.
  • Bạn có ghét cảm giác khi một ai đó không thực hiện những điều họ đã nói? Cũng đừng làm như vậy với học sinh!

Dạy học thực sự là công việc khó. Nó là một công việc nơi mà người nghệ sĩ biểu diễn 8 giờ một ngày và sau đó mọi phán quyết, đánh giá thuộc về các khán giả. Hi vọng, đó đều là những khán giả dễ thương và đáng yêu để người nghệ sĩ như chúng ta có thể tìm được nguồn cảm hứng và đam mê với công việc mỗi ngày.

Mong rằng, bài viết của SEAMI sẽ tạo được cảm hứng giảng dạy và giúp đỡ bạn trong việc tạo được ấn tượng tốt với học sinh của mình nhé!

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.