3 CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỤT HƠI
Để có thể hoàn thành một bài hát trọn vẹn bạn cần có lượng hơi đủ lớn, nếu không sẽ bị hụt hơi và mệt khi hát. Hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Lấy hơi ngược:
Biệu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm thấy mệt mõi, giống như chơi thể thao, gây hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân: bị hụt hơi do lấy hơi ở ngực, mà ngực là cơ quan rất khó co dãn rộng và lớn. Càng lấy nhiều hơi và nén vào ngực thì sẽ gây tức ngực, ép tim và hơi sẽ thoát ra nhanh hơn.
Cách khắc phục: Đặt tay lên bụng và hít thật sâu vào, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu nhả hơi ra từ từ, thật chậm và nhẹ nhàng, nên tập luyện thường xuyên để nó trở thành thói quen khi hát, để có một làn hơi tốt hơn.
Cổ hạ thấp thanh quản:
Biểu hiện: âm thanh phát ra ồm ồm, ầm ầm nghe rền vang, hơi thở ra nhiều hơn và mệt hơn.
Cách khắc phục: Đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt, giữ thanh quản thật thoải mái. Giọng nói của bạn chính là âm thanh hay nhất, hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như đang trò chuyện.
Cách hát brethy sound
Biệu hiện: sử dụng nhiều hơi và âm thanh phát ra cho một số bài cần sự nhỏ nhẹ, thì thầm, dễ gây ra hiện tượng hụt hơi hơn so với việc hát bình thường.
Cách khắc phục: Mở rộng khẩu hình, nhưng không mở to miệng, cần mở cả trong lẫn ngoài. Hãy hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang, mà thay vào đó hãy tập mở miệng theo chiều rộng (giống như bạn băm môi và tập ngáp nhưng cố không ngấp vậy).
Sai khẩu hình và âm lượng
Biểu hiện: mở miệng hết cỡ và tống hơi mạnh khi hát các nốt cao, làm âm thanh không đều và tốn nhiều hơi hơn mức bình thường
Cách khắc phục: Hãy giữ làn hơi thật đều. Khi hát nốt cao, hãy giữ hơi đều đặn, không đẩy hơi ra nhiều, để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ. Để giữ gìn thanh quản khỏi bạn khan tiếng hay tổn thương, bạn nên sẽ dụng giọng pha (mixed voice) khi lên nốt cao .
<Sưu tầm và chỉnh sửa: Cẩm Duyên>