Ý tưởng cho tiết mục văn nghệ cuối năm để có được phần trình diễn thật đặc sắc

Tháng 04,2024/ by Diệp Lam 0

Một mùa tiệc tất niên lại đang đến gần, bạn đã kịp có cho mình những ý tưởng cho tiết mục văn nghệ cuối năm thật ấn tượng và đặc sắc?

Việc tạo ra một phần trình diễn đặc sắc không chỉ đơn thuần là việc biểu diễn, mà còn là một sự kết hợp tinh tế giữa sáng tạo, nỗ lực và tình yêu đối với nghệ thuật. Vì vậy, tuy cần nhiều công sức nhưng tin chắc rằng thành quả cho một quá trình sáng tạo và tập luyện sẽ vô cùng xứng đáng với những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.

Làm thế nào để có được một tiết mục văn nghệ cuối năm thật đặc sắc? Đó chính là câu hỏi mà nhiều người tự đặt ra mỗi khi tất niên đến gần. Cùng SEAMI tìm hiểu một số tips sau đây để có cho mình một tiết mục văn nghệ cuối năm thật độc đáo nhé!

1. Chuẩn bị cho sự tương tác với khán giả một cách tinh tế và tự nhiên

Khán giả chính là trung tâm của mọi buổi biểu diễn, cũng là những ‘ban giám khảo’ trực tiếp ‘chấm điểm’ cho tiết mục của bạn, dù là ở sân khấu chuyên nghiệp hay ở những buổi tiệc thân mật cuối năm. Vì vậy, tương tác một cách tự nhiên và tinh tế để tạo thiện cảm với khán giả là bước không thể thiếu để có được một tiết mục văn nghệ cuối năm thật ấn tượng.

Tuy cần thiết nhưng việc tương tác cũng không hề đơn giản, vì bạn phải đảm bảo kiểm soát được nội dung giao lưu với khán giả, để có thể làm ‘vui lòng’ tất cả những người bên dưới. Bạn cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho phần này, nhất là khi bạn không quá hoạt ngôn hay vui tính, để phần giao lưu không bị ‘phản tác dụng’.

Một số nội dung mà bạn có thể tận dụng để tương tác với khán giả như: đặt những câu hỏi có liên quan đến tất cả mọi người (cảm nghĩ về bữa tiệc hôm nay, mong chờ những gì ở phần sau của bữa tiệc), những nội dung liên quan đến bài hát, địa danh,…

2. Chỉn chu về mặt âm thanh

Dù có mở đầu hay dẫn dắt khéo léo đến đâu, thì phần quan trọng hơn để chiếm được cảm tình từ khán giả vẫn sẽ nằm ở mặt âm thanh. Đây cũng là thành phần chính làm nên sự thành công trong tiết mục của bạn.

Về âm thanh, sẽ có rất nhiều yếu tố mà bạn kiểm soát được, cũng không ít yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn. Vì vậy, bạn cần ngồi xuống và list ra chi tiết những thứ bản thân có thể chuẩn bị.

Một số ví dụ về yếu tố mà bạn không kiểm soát được về mặt âm thanh có thể kể đến là: chất lượng loa, chất lượng micro, không gian biểu diễn (tiêu âm hay cách âm, rộng hay chật,…), những vấn đề liên quan đến kĩ thuật âm thanh trong quá trình biểu diễn,… Thông thường, những yếu tố này sẽ được chi phối bởi một bên khác, thường là bên cho thuê âm thanh, những kĩ sư âm thanh hay những nhân sự được chỉ định phụ trách âm thanh trong bữa tiệc. Nếu có vấn đề xảy ra liên quan đến những yếu tố kể trên, bạn cần sự trợ giúp từ người phụ trách, không thể nhanh chóng tự giải quyết. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, bạn cần sắp xếp thời gian để tổng duyệt, sound check trước buổi diễn với các bên kĩ thuật âm thanh, kịp thời trao đổi để được họ hỗ trợ tốt nhất về mặt kĩ thuật trước buổi diễn. Bạn cũng có thể quy ước một số kí hiệu để giao tiếp với bộ phận hậu cần nếu âm thanh có vấn đề trong quá trình biểu diễn, từ đó mọi người đều có thể kịp thời ứng phó. Ví dụ, bạn có thể để tay ra sau và khoác tay nếu micro chưa được bật, hay ra kí hiệu để chỉnh âm lượng to lên/nhỏ đi,…

Về các yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được, bạn cần đảm bảo chúng được chuẩn bị một cách đầy đủ và chỉn chu nhất. Một số thành tố liên quan đến âm thanh nằm trong tầm kiểm soát của bạn như: chất lượng beat, chất lượng giọng hát, kĩ thuật cầm micro và điều khiển micro,… Để có được sự chỉn chu ở phần này, có thể bạn sẽ cần đến một người trợ giúp có chuyên môn trong quá trình tập luyện. Từ việc đảm bảo bạn hát đúng nhịp, đúng tone, đúng lời cho đến cầm micro đúng cách, điều chỉnh micro tinh tế ở các đoạn khác nhau, bạn đều có thể tập luyện kĩ từ trước để khi trình diễn sẽ không có bất kì sai sót nào xảy ra.

Nếu những phạm trù quá chuyên môn về thanh nhạc hay kĩ thuật biểu diễn khiến bạn bối rối, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng hành từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành. SEAMI đã và đang hỗ trợ các đơn vị trong việc dàn dựng và tập luyện cho các tiết mục văn nghệ nội bộ công ty, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể liên hệ được tư vấn thêm.

SEAMI tập luyện cho tiết mục văn nghệ cuối năm cùng các anh chị đến từ Ngân hàng ACB

SEAMI tập luyện cho tiết mục văn nghệ cuối năm cùng các anh chị đến từ Ngân hàng ACB

3. Chỉn chu về mặt hình ảnh

Nếu đã có thể yên tâm về phần âm thanh, bạn có thể bắt tay vào chuẩn bị ý tưởng cho phần hình ảnh. Đối với một tiết mục biểu diễn live, thì hình ảnh cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của tiết mục.

Một số lưu ý liên quan đến hình ảnh mà bạn cần tính đến là: background sân khấu, trang phục, đạo cụ, ngôn ngữ hình thể/động tác trong quá trình biểu diễn,…

Về background sân khấu hay cách bố trí sân khấu, bạn thường sẽ được phía ban tổ chức thông báo để chuẩn bị từ trước. Một số sân khấu có thể có sẵn phông nền led, giúp bạn có thể chọn để chiếu background hay video phù hợp với bài hát, tự dựng nên một bối cảnh phù hợp để bổ trợ về mặt cảm xúc cho phần trình diễn. Một số sân khấu sẽ có thêm những khu vực có thể để đồ trang trí, tạo nên một khung cảnh thật chỉn chu cho bài hát của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu ý với bộ phận tổ chức/sân khấu về kịch bản đèn led, kịch bản khói, pháo hoa nếu có. 

Về trang phục, bạn cần tìm hiểu kĩ và chắc chắn hiểu hết những ý đồ mà tiết mục của mình muốn truyền tải. Từ đó, bạn có thể chọn trang phục sao cho phù hợp với nội dung bài, bối cảnh của bài, thậm chí là thời gian mà câu chuyện trong bài được kể. Ngoài ra, một bộ trang phục trình diễn lý tưởng cũng phải mang đến cho bạn sự tự tin, thoải mái trong suốt qúa trình di chuyển trên và dưới sân khấu.

Ngôn ngữ hình thể cũng là một phần không thể thiếu trong tiết mục của bạn. Tương tự như trang phục, ngôn ngữ hình thể cũng cần phù hợp với nội dung và ý tưởng mà bài hát muốn truyền tải, giúp bạn thể hiện cảm xúc tốt hơn không chỉ qua phần nghe mà còn cả phần nhìn.

Chỉn chu về phần hình ảnh cho tiết mục văn nghệ cuối năm

Chỉn chu về phần hình ảnh cho tiết mục văn nghệ cuối năm

4. Thử sức với việc sáng tác

Nếu đã khá chán với những ca khúc cover, tại sao bạn không thử sáng tác một bài hát mới? Một bài hát được sáng tác dành riêng cho dịp văn nghệ cuối năm, được trình bày bởi chính tác giả là bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng rất tốt đẹp cho khán giả.

Sân khấu của tiệc cuối năm cũng thường mang không khí ấm cúng, đa phần là người quen nên bạn cũng sẽ tự tin hơn để trình bày sáng tác của mình.

Tự sáng tác bài hát mới cho tiết mục văn nghệ cuối năm

Tự sáng tác bài hát mới cho tiết mục văn nghệ cuối năm

Hy vọng những ý tưởng trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tiết mục văn nghệ cuối năm của mình. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ mục Hỏi – đáp của SEAMI để được hỗ trợ nhé!