Ứng dụng cơ bản của âm giai thứ hoà âm
Âm giai thứ hoà âm (harmonic minor scale) là một âm giai được sử dụng phổ biến hầu hết trong các loại nhạc nhất là trong nhạc cổ điển và Pop. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem lý thuyết và ứng dụng cơ bản của âm giai này trong solo và tạo giai điệu.
Lý thuyết
Định nghĩa: âm giai thứ hoà âm là âm giai thứ tự nhiên (natural minor scale) với bậc 7 được tăng lên nửa cung.
Lưu ý: Âm giai thứ tự nhiên là âm giai tương đồng với âm giai trưởng tự nhiên (hai âm giai có dùng chung số dấu hoá. VD: D trưởng = B thứ, G trưởng = E thứ, C trưởng = A thứ).
Ứng dụng
Âm giai thứ hoà âm được ứng dụng cơ bản trong những trường hợp vòng hoà âm sau:
TH1: V7 – Im
Hợp âm V7 là hợp âm thứ 5 so với hợp âm tiếp theo của nó hay còn gọi là bậc át âm của bậc I thứ (hút về Im). Trong trường hợp này, âm giai được sử dụng là âm giai thứ hoà âm của âm giai thứ tự nhiên và chỉ có tác dụng trong tổng số phách (hay tổng số nhịp, số khuôn) của hợp âm V7. Ở hình ví dụ là âm giai A thứ tự nhiên được sử dụng trong khuôn chứa E7.
TH2: IV – V7 – Im
Vẫn sử dụng âm giai thứ hoà âm của âm giai trưởng tự nhiên. Nhưng có hai cách dùng:
- Chỉ tại số khuôn V7 có hiệu lực
- Cả một vòng hoà âm
TH3: VI – V7 – Im
Ứng dụng giống y hệt TH2
TH4: IIm7b5 – V7(b9) – Im
Đây là một vòng hoà âm khá phổ biến nhưng được mở rộng ở bậc V7 thêm nốt quãng b9 (giảm 9). Để cho hay, chỉ nên sử dụng âm giai thứ tự nhiên trong hiệu lực của IIm7b5 và E7b9.
TH5: IIm7b5 – V7b9 – IM
Ứng dụng giống TH4 nhưng chỉ khác là thay vì vòng hoà âm trở về bậc Im thì lại bậc IM (bậc I trưởng). Vòng hoà âm này vay mượn màu sắc thứ để hút về bậc I trưởng tạo cảm giác rất sáng sủa cho giai điệu.
Người viết bài: Nguyễn Đỗ Thành Nhân