Fraud Blocker

Piano Solo Và Những Điều Cần Lưu Ý Cho Người Mới Bắt Đầu

Ngày nay, chơi piano không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tinh thần cho con người. Chơi piano giúp thỏa mãn người yêu âm nhạc, giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc mệt mỏi. Đối với trẻ nhỏ, chơi piano giúp trẻ phát triển tư duy lành mạnh. Piano có hai hình thức chơi phổ biến nhất là solo và đệm hát. Ở bài viết piano solo và những điều cần lưu ý này, SEAMI hy vọng sẽ giúp những bạn đang chuẩn bị cho quá trình học piano solo có một bước đệm tốt nhất để có thể đạt được kết quả mà mình mong muốn.

Piano solo là gì?

Khác với piano đệm hát dùng làm nền cho giọng hát hoặc nhạc cụ khác, piano solo đảm nhiệm phần giai điệu chính của ca khúc đó. Người chơi piano solo thường cần có bản nhạc để đọc nốt và chơi theo nốt trên đó cho đến khi có thể cảm âm, chơi theo trí nhớ. Hiện nay ngoài piano solo nhạc cổ điển còn có hình thức piano solo cover hiện đại đang khá hot trên youtube, chơi lại các bài hát theo phong cách riêng của người chơi.

Piano solo và những điều cần lưu ý cho người mới bắt đầu
Piano solo và những điều cần lưu ý cho người mới bắt đầu

Đặc điểm của piano solo

Piano solo được phân thành nhiều loại nhạc khác nhau như nhạc cổ điển, nhạc hiện đại, nhạc không lời, nhạc trữ tình, nhạc đương đại… đòi hỏi người chơi phải biết sử dụng thành thạo các kĩ năng bởi vì mỗi dòng nhạc có những đặc điểm khác nhau về phối âm, phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các yếu tố kĩ thuật thì mới có thể chơi hoàn chỉnh một nhạc phẩm.

Piano solo cần có kiến thức nhạc lý

Nếu piano đệm hát dựa vào hợp âm chủ đạo thì piano solo phải đi từng nốt nhạc để tạo nên giai điệu. Đối với người chơi piano solo, nhạc lý là yếu tố quan trọng cần phải nắm chắc. Cho nên những người mới học chơi piano thường được khuyên rằng nên học piano solo trước để có thể vững vàng nền tảng kiến thức sau đó mới chuyển sang piano đệm hát.

Piano solo và những điều cần lưu ý cho người mới bắt đầu
Piano solo cần có kiến thức nhạc lý

Lên kế hoạch luyện tập

Luyện tập chăm chỉ là điều không thể thiếu trong bất kì môn học nào. Piano solo cũng vậy, hơn nữa bạn cần có một plan học tập hợp lý để nhanh chóng đạt kết quả mong muốn. Ngoài học ở trung tâm hay học với gia sư, mỗi ngày bạn nên bỏ ra 20 – 30 phút để tự luyện, nhất định phải có kế hoạch hợp lý, lập khung thời gian cho mỗi ngày. Bạn không thể dồn vào 1 – 2 buổi tập rồi lại nghỉ, sự tùy hứng chắc chắn sẽ không đem lại cho bạn thành công.

Piano solo cần sự kiên trì và đam mê

Đối với những người mới học, thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhất định và chán nản là chuyện khó mà tránh khỏi. Nhưng học bất cứ thứ gì cũng cần có sự kiên trì, piano solo sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn thật sự yêu thích nó. Hãy chăm chỉ luyện tập, nghĩ về lý do mà mình bắt đầu mỗi khi nản lòng, bạn sẽ gặt hái được thành quả.

Lên kế hoạch để tập piano solo hiệu quả
Lên kế hoạch để tập piano solo hiệu quả

Chọn hình thức học hợp lý

Bạn có thể tự học tại nhà, học với gia sư hoặc chọn trung tâm âm nhạc để theo học. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm, bạn cần cân nhắc để chọn thứ phù hợp với bản thân. Đối với việc học ở trung tâm, SEAMI gợi ý cho bạn một số thuận lợi khi học khóa học piano ở SEAMI như: tiết kiệm được chi phí mua đàn, không gian học cách âm không ảnh hưởng đến người khác, xem được thông tin giảng viên và kiểm soát được quá trình học. Hiện nay có rất nhiều trung tâm âm nhạc trên thị trường, bạn nên tìm hiểu để gửi gắm niềm tin đúng đắn nhất.

Lên kế hoạch để tập piano solo hiệu quả
Học piano solo ở SEAMI

Với SEAMI, mang kiến thức âm nhạc đến với mọi người là sứ mệnh mà SEAMI luôn mong muốn đảm nhiệm. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo tạo cho học viên môi trường luyện tập chất lượng, SEAMI hy vọng được chọn làm người đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc rộng mở này. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!

Sưu tầm và biên soạn: Kim Thi

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.