Lịch sử của những nốt nhạc và khóa nhạc

Tháng 12,2023/ by Tony Tuan 0

Lịch sử của những nốt nhạc và khóa nhạc

Như một thứ ngôn ngữ, âm nhạc là một dải các âm thanh được phát ra liên tục thông qua các nhạc cụ như cổ họng người, piano, kèn, sáo, trống,… Về mặt ngôn ngữ học, âm thanh trong âm nhạc được ghi chép lại thông qua một hệ thống ký hiệu và biểu tượng. Ngày nay, chúng ta đã quen thuộc với hệ thống khoá, khuôn và nốt nhạc.

Vậy lịch sử ra đời của hệ thống ký âm này là từ đâu? Trung tâm SEAMI sẽ giới thiệu cho các bạn ngay sau đây.

Chúng ta biết rất ít về những ghi chép ký âm đầu tiên cũng như ai là người đã sáng tạo ra hệ thống ký âm từ thời cổ đại. Những nền văn minh như Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp và Ấn Độ đã có hệ thống ký âm cho riêng mình bởi lẽ họ đã có một hệ thống chữ viết khá vững chắc. Khoảng năm 500 TCN, người Hy Lạp đã biết dùng bảng chữ cái để đặt tên cho nốt nhạc trong âm giai. Đến giai đoạn Hy – La, họ đã phát triển hệ thống này với 15 chữ cái có thể diễn tả giai điệu và tiết tấu bài nhạc.

Hình 1. Bản ký âm Hy Lạp cổ (nguồn: Duke University)

Đến thời kỳ trung đại, sự truyền bá rộng khắp của Thiên Chúa giáo thúc đẩy các vấn đề văn hoá và xã hội trong đó có nghệ thuật. Khoảng thế kỷ 6 – 7, Người ta đã sáng tạo ra một hệ thống ký âm gọi là “neume”. Nhược điểm của “neume” là nó chỉ diễn tả tên nốt và giai điệu chứ không diễn tả cao độ và tiết tấu.

Vào năm 800, khi Charlemagne lên ngôi vua, với ý định quy tất cả lãnh thổ thành một mối, ông đã ban sắc lệnh quy chuẩn hoá hệ thống ký âm. Sau đó, người ta đã kẻ một đường thẳng để làm mốc cho nốt nhạc. Từ đây, những thế hệ sau đã phát triển thành hai dòng kẻ nhạc dành cho hai nốt C (Đô) và F (Fa). Như vậy, để ám chỉ nốt C hay F người ta phải ghi chữ cái đó lên dòng kẻ. Hình ảnh sơ khai của khoá nhạc xuất hiện. Đến thế kỷ thứ 9, người ta sử dụng nốt G (sol) là nốt mốc.

Hình 2. Bản ký âm những buổi đầu thời trung đại (nguồn: midamerica-music.com)

Công lao đóng góp cho sự phát triển của hệ thống ký âm đó là Guido xứ Arezzo và Franco xứ Cologne. Vào nửa thế kỷ 11, Guido đã đưa ra ý tưởng về khuông nhạc và khoá nhạc. Nhờ vào ý tưởng này mà nhạc công có thể biết được cao độ của nốt nhạc. Tuy nhiên, ông vẫn chưa đưa ra được cách ký tiết tấu. Tiếp nối ý tưởng của Guido, Franco đã cho ra một hệ thống mới ghi chính xác độ dài của từng nốt nhạc, mở đường cho các loại hình nốt sau này.

Vào thời kỳ Trung Cổ, làn sóng Phục Hưng diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu đặc biệt là tại Ý. Ta chứng kiến được những thành tựu nghệ thuật của thời kỳ này và đến nay những tác phẩm Phục Hưng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng tri thức của nhân loại. Âm nhạc thời kỳ này được gọi là thời kỳ phức điệu (polphonic period).

Vào thế kỷ 14, Philippe de Vitry đã phát triển phương pháp của Franco tạo ra những hình nốt đầu tiên là hình tròn và nửa hình tròn. G “neume” trở thành tiêu chuẩn từ thế kỷ thứ 9 nên thời kỳ này, người ta đã sử dụng G là khoá nhạc chung với hai khoá C và F. Vào thế kỷ 16, ký hiệu âm giai trưởng – thứ, dấu hoá đã hình thành và trở nên phổ biến.  Đến năm 1700, tại Pháp, người ta đã sử dụng khuông nhạc có 5 dòng kẻ.

Hình 3. Sự phát triển của khoá Sol (nguồn: midamerica-music.com)

Nếu tính trong thời kỳ trước hiện đại, người ta phải sử dụng đển 2 vị trí cho khoá Sol, 2 vị trí khoá Fa và tận 5 vị trí cho khoá Đô. Trải qua các giai đoạn lịch sử, ngày nay chúng ta chỉ sử dụng hai bộ khoá chính đó là khoá Sol (dấu móc ở dòng kẻ thứ 2 từ dưới lên) và khoá Fa (dấu móc từ dòng kẻ thứ 2 từ trên xuống); duy chỉ có khoá Đô ta ít dùng hơn.

Vậy là bạn đã biết được lịch sử của nốt và khoá nhạc rồi đấy. Nếu bạn nào vẫn còn gặp khó khăn trong việc xác định nốt nhạc hay khó hiểu về khoá nhạc thì tại sao không đến với SEAMI. Tại đây, nếu bạn đăng ký khoá học sẽ được tặng các lớp lý thuyết hoàn toàn miễn phí giúp bạn có thể tập nhạc tốt hơn.

Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân

Nguồn tham khảo: Gabriella F. Scelta, “The History and Evolution of the Musical Symbol”.