Fraud Blocker

Lịch sử về cây đàn Piano

Lịch sử về cây đàn Piano

Bất cứ nhạc cụ nào cũng phải trải qua quá trình hình thành, thay đổi và cải tiến để có được hình dạng phổ biến như ngày nay. Cây đàn piano cũng không phải là ngoại lệ. Tên đầy đủ của nhạc cụ này là gravicèmbalo col piano e forte (đàn harpichord với âm nhẹ và mạnh). Đàn piano thuộc vào bộ nhạc cụ dây, bàn phím và bộ gõ. Song để đạt được âm thanh như ngày nay là khoảng 4 thế kỷ từ khi tổ tiên đàn piano được chế tạo lần đầu tiên.

1. Đàn clavichord

Từ thời xa xưa, con người đã biết tạo âm thanh từ bằng cách gảy hoặc kéo (như kéo đàn violin) các sợi dây được căng ra. Giống như cây đàn hạc (harp), đàn cò, đàn bầu, cây đàn guitar,… thì tiền thân cây đàn piano là cây clavichord cũng dùng dây để tạo ra tiếng. Clavichord xuất hiện vào khoảng những năm 1600 nhưng nó chỉ mang tính cá nhân hơn là dùng để biểu diễn cho đám đông.

Nguyên lý hoạt động của cây clavichord rất đơn giản: khi đánh phím đàn thì sẽ kích hoạt một loại đòn bẩy đánh vào dây đàn (khá giống với cây đàn piano hiện đại); mỗi dây đàn sẽ tạo ra được hơn 1 nốt – một điều khác biệt với cây harpsichord và piano. Hình dạng đàn clavichord có hình chữ nhật và có một hộp đàn để thoát âm.

Lịch sử về cây đàn Piano 5

Hình 1. Đàn clavichord (nguồn: Keith Hill Instrument)

2. Đàn harpsichord

Khoảng năm 1700, một nghệ nhân tên Bartolomeo Cristofori đã thử tạo cây đàn harpsichord cải tiến hơn so với những phiên bản cũ. Harpsichord của Bartolomeo sử dụng nguyên lý gảy dây tức là khi ta đánh một phím đàn thì bộ phận gọi là jack sẽ nảy lên gảy vào dây đàn. Hình dạng đàn harpsichord nhỏ hơn rất nhiều so với cây grand piano nhưng dáng gần giống với cây piano. Nhược điểm của cây harpsichord đó là nghệ sĩ không thể kiểm soát độ to nhỏ của âm thanh. Điều này dẫn đến họ khó diễn đạt cảm xúc của mình qua cây đàn.

Lịch sử về cây đàn Piano 6

Hình 2. Cây đàn harpsichord (nguồn: Baroque Music Page)

Để khắc phục tình trạng này Bertolomeo đã cho ra đời cây đàn gravicèmbalo hay còn được biết với tên gọi pianoforte. Với cây đàn này, nghệ sĩ có thể kiểm soát được âm thanh lớn nhỏ, mạnh nhẹ khác nhau. Vài năm sau phiên bản đầu tiên của đàn piano được tạo ra nhưng mãi đến năm 1732 mới thịnh hành với những bản nhạc viết riêng.

3. Đàn Pianoforte

Đến năm 1750 thiết kế đàn piano diễn ra theo hai hướng dó là dáng nặng nề phức tạp ở Anh và cấu trúc đơn giản và nhẹ hơn tại Đức. Trong khoảng thời gian này, nghề đóng đàn piano nở rộ ở Vienne và những thế hệ nghệ nhân mới bao gồm Johann Andreas Stein, Nannette Streicher và Anton Walter. Cấu trúc đàn thế hệ này là viền gỗ, một mốt tạo ra từ 2 dây, búa bọc da. Phím đàn lúc này ngược lại so với đàn piano ngày nay đó là vị trí phím trắng là phím đen, và phím đen là phím trắng. Số phím đàn lúc này vào khoảng 58 phím. Những nhà soạn nhạc như Mozart và Bethoven đều chơi loại đàn cách tân này.

Lịch sử về cây đàn Piano 7

Hình 3. Cây đàn pianoforte thời Mozart (nguồn: Stiftung Mozarteum Salzburg)

Khi nhạc cổ điển thịnh hành, nhu cầu biểu diễn ngày càng tăng do đó âm thanh đàn phải to hơn. Chính vì lẽ này mà các nhà sản xuất đàn phải đảm bảo sao cho bộ khung phải cực kỳ vững chắc để có thể cố định dây đàn. Vào năm 1820, John Broadwood đã dùng các tấm sắt để giữ cho dây căng lên. Đến năm 1825, Alpheus Bobcock chế ra khung bằng gang và 17 năm sau tức 1843 Jonas Chickering đã làm piano với đĩa tròn vành. Và đến năm 1859, đàn piano có cấu tạo hoàn chỉnh như ngày nay nhờ công của Henri Page khi vào năm 1828 ông đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim và đặt dây bass giữa qua một bảng cộng hưởng.

4. Đàn Electric keyboard

Ngày nay piano ta thấy có hai loại đó là grand piano và piano đứng. Cả hai đều cho âm thanh hay và đẹp. Tuy nhiên, những tay chơi chuyên nghiệp thích đàn grand piano hơn do chất âm chuẩn và chính xác. Với giá thành đắt và diện tích lớn, những cây grand piano không là lựa chọn tối ưu. Nắm bắt được tâm lý này, các hãng như Casio, Roland và Yamaha đều sản xuất những cây đàn piano điện. Đây là dòng đàn giả lập âm thanh và tạo độ nặng của phím tương tự như đàn piano cơ nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều.

Một biến thể khác của đàn piano đó là electric keyboard (ở Việt Nam quen gọi là đàn “organ”) có cấu tạo hình chữ nhật và nhỏ hơn so với piano điện tử. Những loại đàn này sinh ra trong thời kỳ syntheiser (giả lập âm thanh) và có thể tạo ra đủ các tiếng từ nhạc cụ, thiên nhiên, và nhân tạo.

Lịch sử về cây đàn Piano 8

Hình 4. Electric keyboard (nguồn: traxmusicstore.com)

Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://www.piano-keyboard-guide.com

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.