Làm Sao Để Hát Giọng Rung Khi Học Thanh Nhạc?
[sg_popup id=”52″ event=”onload”][/sg_popup]
Kỹ thuật rung giọng trong thanh nhạc là kỹ thuật được khá nhiều người quan tâm. Trong các bản tình ca lãng mạn, các ca sĩ biểu diễn thường ngân rung ở cuối câu hát để tăng thêm sức truyền cảm, và tạo thêm âm sắc cho bài hát. Vậy làm sao để bạn có thể tự tập kỹ thuật này?
Đầu tiên, bạn hãy tập thay đổi cao độ lên cao xuống thấp theo một tần suất lớn. Thử vẽ một đường thẳng trên giấy, rồi sau đó vẽ một đường uốn lượn lên xuống và cắt qua đường thẳng đã vẽ. Bây giờ hãy thử hát ra một nốt nhạc và điều chỉnh cao độ đi theo đường lượn sóng đó. Hãy từ từ tập theo rồi sẽ quen thôi.
Bây giờ, hãy hát một nốt ngắn và làm cho cao độ thay đổi 3 lần (A-A-A, sao cho cao độ thấp dần). Hãy hình dung bạn hát âm Uh, và nó sẽ giống như A-uh, A-uh, A-uh…
Khi bạn đã thấy thoải mái. hãy thêm 3 nhóm âm A-uh phía sau nữa để đoạn rung giọng được kéo dài ra. Tuy nhiên, hiện tại bạn mới chỉ làm cho nốt trầm xuống thôi, trong lúc tập bạn có thể thay đổi các nốt cao hơn, bổng hơn. Nên nhớ, đừng cố gắng ép buộc giọng hát của mình, hãy cứ để tự nhiên và thành quả sẽ xuất hiện sau khoảng vài tuần tới vài tháng.
Một điều các bạn cần phải tránh đó là làm hàm dưới rung hay di chuyển trong lúc hát. Có khá nhiều ca sĩ nổi tiếng làm rung hàm của mình khi phô diễn kỹ thuật rung giọng, tuy nhiên cơ bản giọng hát và hàm dưới chẳng liên quan nhau đâu.
Sau một thời gian tập luyện, bạn có thể vận dụng kỹ năng rung giọng này để hát và ghi âm lại. Đảm bảo thành quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
SEAMI hi vọng với những bí quyết trên, bạn đã có thể nắm được những nguyên tắc cơ bản trong việc rung giọng khi hát. Nếu bạn đang có ý định luyện giọng và thắc mắc học thanh nhạc ở đâu tốt tại tp hcm thì hãy liên hệ ngay đội ngũ SEAMI. Ngoài học thử miễn phí, người học còn có thể được sắp xếp lịch học linh động cũng như tiếp thu kiến thức từ những giảng viên dày dặn kinh nghiệm của SEAMI. Nhấn vào nút gọi hoặc để lại tin nhắn để SEAMI có thể liên hệ và giải đáp tốt hơn