Fraud Blocker

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nếu bạn đã bắt đầu có hứng thú với âm nhạc, hãy thử tìm hiểu một chút về nhạc lý. Điều đó giúp bạn hiểu hơn cách âm nhạc vận hành, và cách chúng ta có thể sử dụng âm nhạc để tạo nên những sản phẩm thật thú vị.

Dưới đây là những kiến thức cơ bản, nền tảng nhất về nhạc lý mà bạn cần nắm trước khi học chuyên sâu hơn hay chơi một nhạc cụ nào đó.

Nhạc lý (Music theory) là gì?

Nhạc lý – lý thuyết âm nhạc, hiểu đơn giản là một ngôn ngữ dành riêng cho âm nhạc. Nhạc lý cung cấp cho bạn những công cụ giúp bạn hiểu, diễn giải và sử dụng âm nhạc một cách linh hoạt.

Nhạc lý là ngôn ngữ dành riêng cho âm nhạc
Nhạc lý là ngôn ngữ dành riêng cho âm nhạc

Cũng giống như cách bạn nói chuyện sử dụng tiếng mẹ đẻ. Bạn có thể dùng tiếng nói của mình để hiểu về thế giới xung quanh, giao tiếp với người khác hay thể hiện bản thân. Nhạc lý cũng có chức năng tương tự đối với âm nhạc, giúp bạn có thể hiểu cách các nốt nhạc, hợp âm, giai điệu, nhịp điệu phối hợp với nhau.

Khi bạn càng nắm vững nhạc lý, bạn sẽ dễ dàng sử dụng chúng một cách tự nhiên, theo phản xạ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Vậy đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố cốt lõi nhất của âm nhạc nhé!

Nốt nhạc (Note) là gì?

Âm thanh được tạo ra từ các sóng âm rung động trong không khí. Khi các rung động này nhanh hơn, chúng ta sẽ nghe được âm thanh cao hơn và ngược lại, rung động chậm hơn thì âm thanh nghe trầm hơn. Các rung động này thường sẽ ở một tần số, một cao độ nhất định, và ta xem đó là một nốt nhạc.

Các rung động quyết định cao độ, tần số âm thanh tạo ra nốt nhạc
Các rung động quyết định cao độ, tần số âm thanh tạo ra nốt nhạc

Hiểu về nốt nhạc là nền tảng cơ bản nhất của nhạc lý. Hầu hết tất cả những bản nhạc bạn từng nghe được tạo thành bởi chỉ 12 nốt nhạc (Từ Do tới Si, tính cả nốt trắng và đen trên piano).

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 13

Các nốt nhạc được ký hiệu bởi những chữ cái từ A-G như sau:

  • Do – C
  • Re – D
  • Mi – E
  • Fa – F
  • Sol – G
  • La – A
  • Si – B

Trên đàn piano sẽ có nhiều đoạn từ Do đến Si (mỗi đoạn được gọi là 1 quãng tám). Vậy để phân biệt chính xác vị trí từng nốt, người ta sẽ đánh số thứ tự cho từng quãng như hình bên dưới, với phím C4 nằm giữa đàn (còn gọi là Middle C).

Ký hiệu các nốt nhạc trên đàn piano
Ký hiệu các nốt nhạc trên đàn piano – Nguồn: https://www.musicnotes.com/now/tips/determine-vocal-range/

Trường độ nốt nhạc (Duration)

Trường độ là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh. Trong nhạc lý, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau.

Nốt nhạc có 2 bộ phận:

  • Thân nốt nhạc: Là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh.
  • Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôi nốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt.

Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 14

Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trước có giá trị gấp đôi nốt đứng sau.

Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv/nhịp), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:

  • Nốt trắng = 2 đv
  • Nốt đen = 1 đv
  • Nốt móc đơn = 1/2 đv
  • Nốt móc kép = 1/4 đv
  • Nốt móc ba = 1/8 đv
  • Nốt móc bốn = 1/16 đv

Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động (cùng tempo – nhịp bài hát).

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 15

Nếu nốt nhạc có dấu chấm phía sau, bạn cần cộng thêm 1/2 trường độ của nốt đó. Ví dụ nốt trắng có 1 chấm = 2+1 = 3 đv; nốt đen có 1 chấm = 1+1,5 = 2,5 đv.

Nguồn hình ảnh: https://boingocpiano.com/mot-so-kien-thuc-nhac-ly-co-ban-can-co-de-de-dang-trong-viec-tu-hoc-piano/
Nguồn hình ảnh: https://boingocpiano.com/mot-so-kien-thuc-nhac-ly-co-ban-can-co-de-de-dang-trong-viec-tu-hoc-piano/

Số chỉ nhịp 

Ý nghĩa các số chỉ nhịp phổ biến trong nhạc lý:

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 16

Cung (Step/ Whole step/ Whole tone/ Tone)

Về định nghĩa trong nhạc lý, cung (step/tone) có thể xem là đơn vị đếm cao độ trong âm nhạc.

Ví dụ khi bạn học toán, “một đơn vị đếm” là khoảng cách giữa từng số với nhau. Bạn hiểu rằng “số 2″ cách “số 1″ một đơn vị. ”Số 3″ cách “số 1″ hai đơn vị. Âm thanh cũng vậy, bạn sẽ có cảm giác nốt Re có âm thanh cao hơn nốt Do. Nhưng làm cách nào để biết nốt Re cao hơn nốt Do cụ thể là bao nhiêu? Nốt Mi sẽ cao hơn nốt Do bao nhiêu?

Đó chính là lý do khái niệm “cung” xuất hiện. Khoảng cách về cao độ mà chúng ta bàn ở trên sẽ được đếm bằng “cung”. Nghĩa là nốt Re sẽ cao hơn nốt Do 1 cung. Nốt Mi cao hơn nốt Do 2 cung.

Nửa cung (Half-step/Semitone)

Sau khi bạn đã hiểu cung là gì, hãy đi tiếp đến khái niệm “nửa cung”, đây được xem là đơn vị đếm cao độ ở mức nhỏ nhất trong âm nhạc.

Như bạn đã biết, chúng ta không chỉ có 7 nốt nhạc tự nhiên là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Nhưng có tới 12 nốt nhạc, kể cả những nốt thăng giáng (đề cập ở mục sau). Bạn không nên nhầm lẫn rằng 7 nốt nhạc tự nhiên, nốt nào cũng đều cách nhau 1 cung. Thực ra, các nốt nhạc tự nhiên không cách nhau đều đặn như vậy, nhưng có 1 số nốt cách nhau 1 cung, và một số nốt chỉ cách nhau nửa cung mà thôi.

Vậy thì khi nào các nốt cách nhau một cung, khi nào thì cách nhau ½ cung? Đơn giản là 12 nốt nhạc (Từ phím trắng lên phím đen trên đàn piano, hoặc phím tiếp theo nếu không có phím đen) tất cả đều cách nhau ½ cung.

Whole-step là 1 cung. Half-step là 1/2 cung
Whole-step là 1 cung. Half-step là 1/2 cung – Nguồn: https://www.musicnotes.com/now/tips/how-to-read-sheet-music/

Các nốt nhạc tự nhiên (7 nốt từ Đô đến Si) , có nốt sẽ cách nhau 1 cung hoặc nửa cung, theo nguyên tắc của nhạc lý.

Như bạn có thể thấy:

  • Do (C) và Re (D) là 2 phím trắng cách nhau 1 cung, giữa chúng sẽ có 1 phím đen gọi là Do thăng/Re giáng (Do thăng và Re giáng là tên gọi khác nhau cho cùng một nốt).
  • Mi (E) và Fa (F) không có phím đen xen giữa nên cách nhau nửa cung. Tương tự, Si (B) và Sol (G) cũng cách nhau nửa cung như hình. Các nốt phím trắng còn lại đều cách nhau 1 cung.

Bên cạnh đó, nhạc lý cũng có khái niệm về quãng (intervals) – tên gọi các khoảng cách về cao độ của các nốt nhạc. 

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 17

Dấu hóa – Hóa biểu (Accidentals – Key signature)

Phân biệt dấu hóa, hóa biểu và các ký hiệu

Có 2 loại: Hóa biểu ghi ở đầu khuông nhạc, ảnh hưởng đến mọi nốt nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc. Dấu hóa bất thường chỉ ảnh hưởng đến các nốt nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp.

Trong ký hiệu nhạc lý, dấu hóa (accidentals) dùng để chỉ nốt nhạc bị biến âm, phân biệt với hóa biểu (key signature). Có ba loại ký hiệu dấu hóa chính: dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮).

Dấu thăng có hình dạng như sau:

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 18

Làm nốt nhạc tăng lên ½ cung.

Dấu giáng có hình dạng như sau:

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 19

Làm nốt nhạc giảm xuống ½ cung.

Dấu bình có hình dạng như sau:

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 20

Làm nốt nhạc trở về cao độ bình thường (nếu trước đó có bị tác động bởi dấu thăng hoặc giáng khác).

Hóa biểu và thứ tự các dấu hóa

Hóa biểu của bài hát chứa 1 loại dấu hóa (thăng hoặc giáng) ở đầu khuông nhạc, không bao giờ có cả 2 loại dấu cùng lúc, và nằm ngay cạnh khóa nhạc (khóa Sol như hình). Dấu hóa của hóa biểu nằm ở hàng nào thì sẽ ảnh hưởng tất cả các nốt có cùng tên gọi.

Ví dụ như trong hình, 2 dấu thăng nằm ở nốt Fa (F) và Do (C). Vậy các nốt Fa, Do trong bản nhạc sẽ trở thành F#, C#.

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 21

Các dấu hóa ở đầu khuông sẽ luôn được viết theo thứ tự nhất định trong nhạc lý:

  • Dấu thăng #: Fa – Do – Sol – Re – La – Mi – Si
  • Dấu giáng ♭ : Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa

Điều này có nghĩa là, nếu hóa biểu có 1 dấu #, đó sẽ là nốt Do. 3 dấu # thì sẽ là Fa, Do, Sol.

Hóa biểu ảnh hưởng thế nào đến các giọng thứ, trưởng của bài hát?

Trước tiên, bạn cần biết khái niệm giọng (hợp âm chủ đạo) của bài hát. Hợp âm chủ là hợp âm chính tạo nên màu sắc hài hòa cho bản nhạc, các hợp âm phụ khác phải xoay quanh nó và tuân theo một vài nguyên tắc nhạc lý.

Mỗi giọng sẽ có một bộ 7 nốt (Do tới Si) đi kèm với nó, bộ nguyên tắc này là cố định và độc nhất cho giọng đó. Đầu bản nhạc nếu không có dấu thăng hoặc dấu giáng nào cả thì chỉ có thể là giọng Do trưởng (C major) hoặc La thứ (A minor) mà thôi.

Các giọng của bài hát tương đương với số dấu hóa trong hóa biểu được thể hiện trong hình sau, với Major là giọng trưởng, Minor là giọng thứ.

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 22

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 23
Nguồn hình ảnh: https://theonlinemetronome.com/reading-key-signatures.html

KIẾN THỨC NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 17Sưu tầm & Biên tập: MTran

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.