Hướng Dẫn Cầm Micro Đúng Cách Khi Hát
Cách cầm micro ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh hát ra truyền tới tai người nghe. Nếu chất giọng thực hay nhưng khi qua micro lại “không ổn” thì bạn nên để tâm đến một số lưu ý nhỏ dưới dây để cầm micro cho đúng.
Cách Cầm Micro Đúng Cách Khi Hát
1. Khắc phục các lỗi cầm micro
Đầu tiên, một số bạn có thói quen cầm ở phần đầu hoặc đuôi micro nhưng đó là cách cầm micro không đúng. Bởi vì điều này gây ra hiện tượng micro bị hú bất thường, đồng thời nó làm giọng hát đi vào micro bị um và biến đổi. Ngoài ra, lỗi tiếp theo là cầm micro ở ngay phía dưới, đối với micro không dây thì anten sóng nằm ở cuối thân nên sẽ vô tình cản trở sóng truyền từ micro khiến âm thanh bị ngắt quãng.
Cách cầm micro đúng nên cầm ngay phần giữa thân sau đó mới lưu ý đến góc cầm micro so với thân người. Ca sĩ hoặc MC sẽ có cách cầm khác nhau nhưng đúng nhất là hướng micro tạo góc 45 độ so với cơ thể. Lưu ý nhỏ là micro lấy âm thanh từ hướng trực diện nên nếu cầm ngang thì khuôn mặt bị che và mọi người không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt khi nói hoặc hát. Ngược lại, hướng thẳng đứng thì khuôn mặt không bị che nhưng đó không phải là hướng tốt nhất.
2. Khoảng cách chuẩn từ micro đến miệng
Khoảng cách chuẩn giúp cầm micro thoải mái và giọng hát hay hơn là 2,5cm khi hát các nốt bình thường. Đối với từng bài hát thì bạn có thể thay đổi khoảng cách đó. Khi hát nốt cao thì bạn nên từ từ đưa micro xa miệng để tránh âm thanh quá ồ hay bị “hú”. Riêng với những nốt nhạc nhẹ, trầm lắng thì bạn có thể đưa micro gần hơn giúp nghe rõ lời nhưng đừng để chạm miệng.
3. Tư thế và cách di chuyển micro
Nếu micro để trên giá thì bạn nên cầm cả cây đỡ thay vì chỉ cầm mỗi micro. Khi trình diễn thì bạn không nên nhìn xuống micro quá nhiều. Lúc hát nên đứng thẳng lưng và sử dụng ánh mắt giao lưu với mọi người. Nếu như cúi xuống quá nhiều sẽ làm âm thanh bị ứ ở cổ họng và nhanh chóng mất đi. Nếu cúi xuống thì lưng cũng cúi theo nên dáng người sẽ mất tự tin hơn.
Tư thế đúng khi hát
Dù đứng hay ngồi thì bạn cũng nên đứng ngồi đúng tư thế để tránh ảnh hưởng cột hơi, lồng ngực hay tác động không tốt đến âm thanh phát ra.
1. Tư thế ngồi
Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực mở rộng nhưng thân trên hơi nghiêng về trước và không dựa lưng vào ghế nhằm giúp cơ thể dễ cử động hơn, lồng ngực, cơ lưng sẽ không bị cản trở. Hai chân gấp và để tự nhiên xuống sàn, không bắt chéo hay dạng ra quá để giúp khi đứng lên thoải mái mà chẳng cần vịn vào gì khác.
2. Tư thế đứng
Lưng thẳng để tạo thành một trụ đỡ, ngực vươn ra thoải mái giúp hơi thở dễ dàng, vai không bị nhô lên hay thõng xuống. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái thì nhích lên trước một chút giúp thăng bằng và thoải mái hơn. Sức nặng của phần thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân. Toàn thân thì hơi nghiêng về phía trước, kết hợp tư thế hai bàn chân sẽ giúp hoạt động cơ lưng, cơ bụng dễ dàng hoạt động.
Kết lại, những kiến thức cầm micro hay tư thế đứng, ngồi hát trên đây sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của phần trình diễn. Ngoài ra, việc luyện tập thành thạo các kỹ thuật thanh nhạc thông qua các khóa thanh nhạc chuyên nghiệp đều rất quan trọng. SEAMI hy vọng có thể giúp các bạn học viên thành công chinh phục các sân khấu biểu diễn khác nhau với sự dìu dắt của đội ngũ giáo viên tận tâm, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm chuyên môn bên cạnh các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc học.
Hãy liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể các khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.
Sưu tầm và Biên soạn: Trương Thà
Nguồn ảnh cover: iStock