Điều cần biết trước khi thi vào Nhạc Viện

Tháng 01,2024/ by Tony Tuan 0

Điều cần biết trước khi thi vào Nhạc Viện

Nhạc viện có cách tuyển sinh không theo một khuôn khổ nào của Bộ Giáo dục, vì lĩnh vực đào tạo là ngành thiên về nghệ thuật, là những môn học được liệt vào hệ Năng khiếu, nên cái “gu” chấm điểm khác thường là phải. Dù rằng kỹ thuật biểu diễn cũng là vấn đề quan trọng, nhưng ắt hẳn những gương mặt được “lọt lưới” vào ngôi trường này chắc chắn là những người có năng khiếu, thiên phú bẩm sinh về âm nhạc, hay ít nhất là niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật.

Vậy thi vào nhạc viện có khó không? Hãy cùng SEAMI điểm qua 101 Điều cần biết trước khi thi vào nhạc viện nhé!

Thi nhạc viện có khó không?

  • Thật sự rất “Khó”. Vì nơi đây là Học Viện chuyên đào tạo các tài năng Âm Nhạc cấp Quốc Gia, là môi trường chuyên nghiệp mà bất cứ học viên nào cũng mơ đến trên con đường nghệ thuật của mình. Vì thế các tiêu chí đầu vào cũng khắc khe hơn so với các cuộc thi khác.
  • Tuy nhiên cũng không phải lo lắng thái quá, nếu như các bạn đã có niềm tin chính chắn khi chọn con đường này.
    Hãy chuẩn bị từ sớm, tìm hiểu thật nhiều thông tin tuyển sinh của Nhạc Viện để có một lộ trình bài bản cho việc luyện tập kỹ năng cũng như trau dồi kiến thức
  • Luyện tập một cách kỷ luật và nghiêm túc. Thì kỳ thi này sẽ không còn quá khó khăn như bạn đã nghĩ đâu!

101 Điều cần biết trước khi thi vào nhạc viện

1. Xác định khả năng

Đầu tiên, bản thân phải xác định được chất giọng và khả năng của mình đế có hướng ôn luyện và lựa chọn bài hát cho phù hợp. Nên đến với các Thầy/Cô có chuyên môn để được đánh giá chính xác nhất.

2. Rèn luyện kỹ càng

Thời gian ôn luyện tối thiểu 3 tháng trước khi thi để bản thân chuẩn bị kĩ lưỡng các bài hát của mình cũng như tập trình diễn tiết mục của mình.

101-dieu-can-biet-truoc-khi-thi-vao-nhac-vien

Bên cạnh việc tập trung vào phần chuyên môn sẽ nhân hệ số 2, các bạn còn phải học thêm phần kiến thức về xướng âm và thẩm âm

Hai ngành Thanh Nhạc Nhạc nhẹ và Thanh Nhạc Cổ điển có các yêu cầu khác nhau, các bạn cần tìm hiểu kĩ để làm hồ sơ cho đúng với nguyện vọng của mình.

Bên cạnh việc tập trung vào phần chuyên môn sẽ nhân hệ số 2, các bạn còn phải học thêm phần kiến thức về xướng âm và thẩm âm (Ký Xướng Âm). Xướng âm và Thẩm âm đòi hỏi bạn bỏ thời gian ra để luyện tập do với các bạn thí sinh hầu như đều mới nghe về hai môn này lần đầu và còn khá nhiều bỡ ngỡ. Có nhiều bạn thí sinh khi bước vào phòng thi, việc bài xướng âm không đọc tốt cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý dẫn đến bài thi chuyên môn không đạt kết quả cao.

3. Chuẩn bị đầy đủ

Liên quan đến vấn đề làm hồ sơ và nhận giấy báo thi, các bạn thí sinh cần tìm hiểu kĩ thông tin và đọc kĩ yêu cầu cũng như thời gian nộp hồ sơ để tránh những sai sót. Đến ngày lấy phiếu báo danh, các bạn nên tranh thủ lấy sớm để khi có trục trặc có thể sửa chữa ngay tại chỗ.

101-dieu-can-biet-truoc-khi-thi-vao-nhac-vien

Đừng quá lo lắng hay áp lực về ngày thi sẽ khiến cho tâm lý mình không được ổn định

Lưu ý: đối với các bạn thí sinh dự thi ngành thanh nhạc Nhạc nhẹ, bữa nhận phiếu báo danh này các bạn sẽ nộp luôn beat cho hai bài hát dự thi và chép vào USB, mỗi bài hát chỉ được trình diễn trong 1 phút nên các bạn lưu ý lựa chọn beat có thể giúp mình thể hiện bài hát tốt nhất và cao trào nhất.

Từ ngày nhận phiếu báo danh đến ngày thi có thể trong tuần hoặc kéo dài đến tuần tiếp theo nên trong thời gian này, các bạn nên để cho mình một khoảng thời gian rãnh và thư giản. Đừng quá lo lắng hay áp lực về ngày thi sẽ khiến cho tâm lý mình không được ổn định.

4. Quan trọng là “THẦN THÁI”

Đến ngày thi, các bạn nên chuẩn bị cho mình những bộ trang phục đẹp và sáng sủa: Nam có thể mặc sơmi trắng, quần tây và mang theo nơ hoặc cà vạt. Còn các bạn nữ có thể mang cho mình những bộ đầm thật xinh xắn.

Thời gian chờ trong phòng thi có thể dài ngắn khác nhau do thứ tự của mỗi bạn. Nhưng các bạn thi gần cuối có thể sẽ phải chờ đến 4 hoặc đến cả 5 tiếng đấy. Vì thế các bạn nên trang bị cho mình áo ấm để tránh bị sốc nhiệt do ở trong phòng lạnh trong thời gian dài và phải thay đổi thay đổi nhiệt độ liên tục khi di chuyển qua các phòng khác để chuẩn bị cho phần thi của mình.

Cũng vì thời gian chờ có thể lâu nên các bạn có thể chuẩn bị cho mình một ít đồ ăn nhẹ (tránh đồ nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến giọng hát) để giữ được cho mình một tinh thần tốt nhất nhé!

Các bạn sẽ có 2 buổi thi:

  • 1 buổi thi chuyên môn
  • 1 buổi thi Kiến thức

⇒ Phần thi chuyên môn là quan trọng. Bạn nên được các thầy cô giỏi và có kinh nghiệm ôn thi để biết được format chấm thi của trường.

Vậy tìm ở đâu những thầy cô giỏi và dày dặn kinh nghiệm đây? Gọi ngay cho SEAMI để được bật mí ngay nhé các sinh viên nhạc viện “tương lai”!

Sưu tầm và biên tập: Thanh Mai