Đàn Guitar Có Những Loại Bao Đựng Nào?

Tháng 04,2024/ by Tony Tuan 0

4 Loại Bao Đựng Đàn Guitar Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Bạn mang cây đàn guitar của bạn đi diễn nhưng lại gặp trời mưa? Bạn học đàn guitar và mua một cây đàn đắt tiền nhưng lại chỉ dùng bao đàn kém chất lượng? Bao đàn của bạn đổ xuống đất và bạn phát hiện khoá đàn gãy?

Tìm kiếm và lựa chọn một vật đựng thích hợp cho cây đàn yêu quý là một việc mà một số người bỏ qua. Sau khi tậu cho mình một cây đàn họ lại quên mất phải mua thêm một bao đàn chất lượng. Bao đàn có tác dụng bảo vệ đàn khỏi tác nhân gây hỏng hóc từ môi trường xung quanh. Độ ẩm cao và va đập là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho cây đàn xuống cấp rất nhanh. Thói quen sử dụng xe máy và điều kiện đường sá nhiều ổ gà làm xe giật lắc khả năng té ngã cao là một điều kiện tuy ít xảy ra nhưng một khi bạn vướng vào thì cây đàn bạn có “sống sót” hay không? Bạn nên nhớ rằng bao đàn chất lượng ngoài chất liệu ra phải có thêm hai yếu tố sau trong thiết kế:

  • Khả năng chịu va đập
  • Khả năng giảm sóc khi di chuyển (nhất là giảm rung lắc cần đàn)

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu có bao nhiêu loại bao hay hộp đàn trên thị trường:

1. Bao vải

Bao vải là loại thường thấy với vải dù hoặc vải bố. Loại bao này có đặc điểm là nhẹ, phù hợp cho guitar thùng và rất dễ tìm thấy ở các cửa hiệu đàn. Giá cả thường nằm vào khoảng 70k – 200k.

Nhược điểm lớn nhất ở loại bao này là vì thiết kế đơn giản, số lượng lớn nên chất lượng thường không tốt. Thiết kế bảo vệ đàn kém và khả năng ẩm mốc cao. Bao đàn này phù hợp cho những bạn di chuyển trong phạm vi gần, thời tiết không có độ ẩm cao, ít mưa hoặc cho những bạn chỉ tập đàn tại gia. Nếu bạn là người hay đi biểu diễn thì những bao đàn này sẽ không đảm bảo độ bền của đàn. Những đường chỉ của những loại này rất dễ đứt sau một thời gian sử dụng.

Bao vải

Bao đựng đàn bằng vải.

2. Bao da

Bao da (giả da) là loại mà đa số các tay guitar ở Việt Nam sử dụng. Nhiều người nghĩ rằng bao da nhiều lớp sẽ có tác dụng chống ẩm và chống nước rất tốt. Đúng vậy nhưng sau một thời gian sử dụng, lớp da sẽ bắt đầu nứt và bong tróc. Những loại bao da dù có 3 lớp đi chăng nữa thì vẫn có độ thấm nước nhất định và tất nhiên khả năng chống ẩm rất kém.

Tuy nhiên vì giá tiền rẻ, chất lượng có vẻ “đảm bảo” hơn bao vải và do khi mua hầu như được tặng kèm nên nhiều người chấp nhận sử dụng bao da. Giống như bao vải, loại bao này vì sản xuất hàng loạt nên không đảm bảo chất lượng về chất liệu và thiết kế.

Bao da

bao đựng đàn bằng da.

3. Hộp đàn

Hộp đàn có hai loại :

  • Hình chữ nhật
  • Hình cây đàn

Cả hai loại này đều đảm bảo khả năng va đập và giảm sóc rât tốt cho cây đàn. Bên trong hộp đàn còn có lớp mút đệm giữ cây đàn không bị nứt khi chẳng may rớt. Ngoài ra khả năng chống ẩm khá tốt.

Tuy nhiên loại này có ba nhược điểm:

  • Gồ ghề và nặng gây khó khăn cho những người đi xe máy, và phù hợp nhất cho người lái xe hơi cá nhân.
  • Khả năng chống ẩm chỉ tốt đối với những loại giá thành cao.

Nhiều hộp đàn kém chất lượng đã nứt khi rớt hoặc va đập.

Hộp đàn

Hộp đựng đàn.

 

4. Bao đàn chất lượng cao

Những loại bao đàn này được những nhà sản xuất chuyên về balo, túi xách uy tín trên thế giới tìm hiểu và thiết kế riêng cho từng loại đàn (điện, bass, acousitc,…) và dáng đàn guitar( fender, gibson, đuôi cá,…). Loại bao này vì được thiết kế riêng nên chất lượng rất đảm bảo. Nhiều loại có thắt giữ định vị cần đàn và các mút trong và ngoài chống va đập. Khả năng chống nước và ẩm rất tốt. Nhiều nhà sản xuất còn tặng kèm bao dù để tăng thêm tính chống nước cho bao đàn.

Hiện nay ở Việt Nam, có nhập về bao đàn của hãng Mono. Đây là hãng được nhiều tay guitar tín nhiệm. Tuy nhiên giá thành so với mặt bằng chung khá đắt đỏ (tầm 1 triệu tới 5 triệu VNĐ). Nhưng nếu đầu tư một bao đàn chất lượng thì bạn sẽ chẳng phải lo phải bỏ nhiều tiền để sửa chữa đàn.

Bao đàn chất lượng cao

Bao đựng đàn chất lượng cao – siêu đẹp.

Những loại bao đàn này phù hợp cho những người hay di chuyển và việc mang vác trên tay và xe máy rất tiện lợi.

Những tip khi dùng bao đàn:

  • Khi thấy bao đàn rách, hãy thay bao đàn mới.
  • Mua túi hút ẩm và đặt vào bao đàn hoặc hộp đàn.
  • Nên dùng dung dịch vệ sinh giày hoặc nón bảo hiểm để vệ sinh bao đàn. Không nên dùng miếng sắt chà nồi để lau.
  • Khi đi mưa về hãy lấy đàn ra và kiểm tra liệu có thấm nước hay không.

Ồ, và còn nữa, học viên học tập các khóa học guitar tại SEAMI khi hoàn thành đúng lộ trình học đúng thời gian thì các bạn cũng được SEAMI tặng cho 1 bao đàn tốt đấy nhé! 

Tác giả: SEAMI – Nguyễn Đỗ Thành Nhân