CÁCH NÂNG KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC
Âm nhạc bao gồm cả hát và nghe. Khả năng cảm thụ âm nhạc cũng ảnh hưởng đến con đường thành công trong âm nhạc của bạn.
Đối với các ca sĩ, nhạc sĩ, …, thẩm âm ( cảm thụ âm nhạc ) là một kỹ thuật quan trọng, nó là một yếu tố mang tính năng khiếu.
Tuy nhiên, kỹ thuật này hoàn toàn có thể cải thiện thông qua quá trình luyện tập. Khả năng thẩm âm sẽ giúp bạn hiểu và tạo ra được ca khúc hay, đầy cảm xúc. Các phương pháp luyện tập thẩm âm bao gồm:
1. Nâng cao khả năng phản ứng với âm nhạc Hãy tạo cho bản thân khả năng phân loại những giai điệu, bằng cách tiếp xúc với âm nhạc càng nhiều càng tốt và tìm ra những đặc điểm giúp bạn dễ hình dung về một âm thanh nào đó. Dần dần bạn sẽ nhanh hơn trong việc phát hiện sự khác nhau giữa 2 giai điệu.
2. Chú trọng thời gian Âm thanh ngắn và dài là hoàn toàn khác nhau. Để nhận ra điều đó, hãy học cách cảm nhận về thời lượng, sự vận động, các sự kiện diễn ra trong một thời gian nào đó.
3. Phát triển trí nhớ âm nhạc Sự kết nối giữa âm nhạc và cảm xúc sẽ nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn. Liên tục dùng âm nhạc như một yếu tố gợi nhắc cũng giúp tăng cường đáng kể trí nhớ âm nhạc
4. Thấu hiểu ngôn ngữ của âm nhạc Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đẹp đẽ và cảm xúc. Đôi khi người ta dùng âm nhạc để diễn tả một điều gì đó, nhưng đôi khi lại không có ngôn từ nào có thể diễn tả được âm nhạc. Tìm hiểu được ngôn ngữ của âm nhạc là cách để cảm thụ nó tốt nhất.
5. Phân phối mức độ tập trung âm nhạc Cách đẩy cao trào và sử dụng các khuôn mẫu trong âm nhạc sao cho tương ứng với thời lượng dài ngắn, thường được sử dụng cho các màn trình diễn chuyên nghiệp.
Nên bạn cần phân bổ khả năng tập trung của mình một cách linh hoạt để tối ưu khả năng thẩm âm, nhất là đối với những bài nhạc dài.
Hãy vận dụng 5 lời khuyên trên để hiểu rõ âm nhạc và nâng cao khả năng thẩm âm của mình.
<Sưu tầm và chỉnh sửa: Cẩm Duyên>