Cách đặt hợp âm cho một bài hát (Phần 2)
Hợp âm là gì? 1001 cách đặt hợp âm cho một bài hát (Phần 2)
Qua những kiến thức sơ bộ về hợp âm và âm giai ở phần 1, hôm nay, SEAMI sẽ tiếp tục hướng dẫn cho bạn cách đặt hợp âm cho một bài hát nhé!
IV. Âm giai tương tiếp
Dựa vào 2 âm giai chính là Đô trưởng và La thứ ta có thể viết tiếp 28 âm giai tự nhiên còn lại dựa vào quy định về khoảng cách của âm giai thể trưởng và âm giai thể thứ.
1. Viết các âm giai thể trưởng dựa vào âm giai Đô trưởng
Trong âm giai Đô trưởng: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô ta có thể chia ra 2 phần gồm Đô Rê Mi Fa được gọi là bán âm giai thượng và Sol La Si Đô gọi là bán âm giai hạ.
2. Âm giai mang dấu thăng
Để viết 7 âm giai mang dấu thăng ta sử dụng bán âm giai hạ của âm giai Đô trưởng là Sol La Si Đô để làm bán âm giai thượng (tức phần đầu) cho âm giai mới, sau đó viết tiếp các nốt còn lại theo thứ tự tăng dần, ta được âm giai mới như sau:
Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol
Tiếp theo dựa vào quy định về khoảng cách của âm giai thể trưởng là 1-1-1/2-1-1-1-1/2 để đặt thêm dấu thăng (#) vào sao cho âm giai mới có khoảng cách đúng với quy định. Ta có thể nhận thấy rằng phần bán âm giai thượng của âm giai mới do lấy từ âm giai trước nên phần này khoảng cách đã đúng, không cần phải chỉnh sửa. Và khoảng cách của âm giai này khi chưa thêm dấu thăng sẽ là: 1-1-1/2-1-1-1/2-1. Khoảng cách này không đúng với quy định. Như vậy ta sẽ thăng nốt Fa nên nửa cung nữa, ta sẽ được:
Sol La Si Đô Rê Mi Fa# Sol
Bây giờ nếu kiểm tra lại khoảng cách bạn đã thấy nó hoàn toàn đúng, và đây chính là âm giai tương tiếp của âm giai Đô trưởng: Sol trưởng. Tương tự để viết tiếp âm giai tương tiếp của âm giai Sol trưởng ta cũng là như trên, ta được âm giai mới là Rê trưởng:
Rê Mi Fa# Sol La Si Đô# Rê
Các âm giai còn lại cứ viết tương tự, lưu ý là chỉ có 7 âm giai tự nhiên có mang dấu thăng thôi nhé. bởi vì 1 âm giai được coi là đúng chỉ khi nó có chứa tên của cả 7 nốt nhạc.
3. Viết âm giai trưởng mang dấu giáng
Ngược lại với cách viết âm giai trưởng mang dấu thăng, đối với âm giai trưởng có mang dấu giáng ta lấy phần bán âm giai thượng của âm giai Đô trưởng (Đô Rê Mi Fa) làm bán âm giai hạ (phần sau) của âm giai mới và viết ngược lại ta được:
Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa
Ta thấy rằng âm giai mới có khoảng cách là 1-1-1-1/2-1-1-1/2 nên chưa đúng với quy định. Ta cần giáng nốt Si xuống nửa cung để có khoảng cách đúng:
Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa
Bây giờ chúng ta đã có âm giai Fa trưởng đúng với quy định. Để viết tiếp các âm giai còn lại chúng ta cũng làm tương tự:
Đô Rê Mi Fa Sol La Si
Ta được âm giai mới là Si giáng trưởng.
Các âm giai còn lại cứ thế mà viết, lưu ý cũng chỉ có 7 âm giai tự nhiên mang dấu giáng. Vì vậy chúng ta sẽ có tổng cộng 15 âm giai thể trưởng. Đối với âm giai thể thứ chúng ta sử dụng âm giai La thứ để viết tiếp các âm giai còn lại với cách thức giống như với âm giai thể trưởng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khoảng cách phải đúng với quy định của âm giai thể thứ là: 1-1/2-1-1-1/2-1-1
V. Nắm bắt 1 bản nhạc
Sau khi đã nắm vững âm giai-âm thể là gì, âm giai tương đối và tương tiếp của 1 âm giai là âm giai nào thì chúng ta đã sẵn sàng để đạt đến cấp độ tiếp theo.
Đối với 1 bản nhạc, bạn có nhiều cách hòa âm (đặt hợp âm) cho chúng, và tốt nhất là các bạn nên tự làm việc này, trình độ sẽ tiến rất nhanh so với việc nhìn 1 bản nhạc đã được điền sẵn hợp âm, rất không tốt cho 1 người chơi guitar. Tuy nhiên để hòa âm cho 1 bản nhạc, bạn phải nắm bắt được những quy tắc căn bản của công việc này.
Để xác định 1 bản nhạc thuộc thể nào bạn có thể tham khảo vài cách sau:
Đối với bản nhạc bạn có sheet: Nếu có sheet bản nhạc mình yêu thích rồi thì việc này khá đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát số lượng dấu hóa (thăng, giáng) ghi ở mỗi đầu bản nhạc và nốt kết thúc của bản nhạc đó. Chẳng hạn đầu bản nhạc không có dấu thăng, dấu giáng nào thì có thể chúng nằm ở Đô trưởng hoặc La thứ (bởi vì 2 âm giai này không có dấu hóa lập thành), và nếu bản nhạc kết thúc bằng nốt Đô thì bản nhạc thuộc thể Đô trưởng, nếu nốt kết thúc bằng La thì bản nhạc thuộc thể La thứ.
Tương tự nếu bản nhạc có 1 dấu thăng lập thành thì nó có thể là Mi thứ hoặc Sol trưởng, nếu nốt kết thúc là Mi thì bản nhạc thuộc Mi thứ, kết thúc bằng Sol bản nhạc thuộc Sol trưởng.
Dựa vào quy tắc này bạn có thể tìm được hầu hết thể của các bản nhạc đã có sheet (“hầu hết” có nghĩa rằng không phải tất cả, bởi vì còn 1 số quy tắc khác nhưng ít gặp nên mình sẽ không dài dòng).
*Lưu ý: Dấu hóa lập thành là những dấu hóa được ghi ở đầu mỗi bản nhạc chứ không phải trong cả bản nhạc.
*Yêu cầu: Đọc được các nốt nhạc trên khóa Sol.
Nhưng khi bạn nghe người khác hát để đệm cho họ, hay chính bạn hát thì sao?
Đây là vấn đề khá đau đầu đối với 1 tay guitar mới. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn đọc tiếp biết đâu những kinh nghiệm sau đây có thể giúp được bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy chú ý đến tiết tấu của bản nhạc. Nếu chúng buồn, nhẹ nhàng và sâu lắng thì phần lớn chúng thuộc thể thứ.
Nếu vui vẻ, mạnh mẽ và sôi động thì phần lớn thuộc thể trưởng (cũng không ít ngoại lệ nhé). Công việc tiếp theo xem ra khó nhằn hơn rất nhiều, đó là dò nốt. Nghe có vẻ không dễ dàng nhưng bạn đừng lo, làm vài lần sẽ quen thôi. Nó sẽ phụ thuộc đôi chút khả năng cảm âm của bạn. Bạn hãy hát thật chậm và dò từng nốt trên cần đàn sử dụng 4 ngăn đầu tiên thôi, đánh chậm rãi từng nốt sao cho đúng với từng từ bạn(hoặc người khác) phát ra.
Thông thường thì người có kinh nghiệm họ sẽ xác định dựa vào câu nhạc đầu tiên của bản nhạc, nhưng nếu bạn mới chơi thì dò luôn vài câu thì các nốt trên âm giai sẽ dần dần hiện ra thôi. 1 cách hữu dụng để luyện khả năng này là hãy mở bản nhạc ở tốc độ chậm, ca sĩ hát từ nào bạn dò từ đó, dần dần bạn sẽ thấy còn khó khăn nữa.
Nhưng nếu bạn đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không thể cảm âm và đặt hợp âm cho một bài hát bất kì thì lúc này, điều bạn cần làm đó là nhấc máy lên và gọi ngay cho SEAMI để được hướng dẫn những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để có thể dễ dàng đặt hợp âm cho một bài hát nhé!
Sưu tầm và biên tập: Thanh Mai