5 Cách Giúp Bạn Duy Trì Động Lực Học Âm Nhạc
Bật Mí 5 Cách Duy Trì Động Lực Học Âm Nhạc
Học âm nhạc là động lực cá nhân là chìa khóa để duy trì hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống và học âm nhạc cũng vậy. Nếu thiếu động lực, chúng ta gần như lãng phí thời gian và bỏ mặc các mục tiêu dang dở. Tuy nhiên, người kiên định và giàu động lực nhất vẫn có lúc bị mất phong độ. Hãy đọc tiếp 5 cách giúp bạn duy trì động lực học âm nhạc bên dưới để có những lời khuyên thiết thực giúp bạn duy trì động lực.
1. Đặt ra mục tiêu học âm nhạc
1.1 Mục tiêu nhỏ trong các buổi luyện tập
Trước các buổi học âm nhạc, hãy xác định mục tiêu cho mỗi lần luyện tập. Đó là một mục tiêu ngắn hạn có thể hoàn thành được, nhưng không quá đơn giản để tránh cảm giác nhàm chán vì quá dễ dàng hoặc quá khó khăn.
1.2 Mục tiêu thúc đẩy
Đây là điều chắc hẳn ai cũng cần phải có, chỉ cần xác định được một điều đó là “TẠI SAO?”. Tại sao bạn bắt đầu học đàn? Điều này sẽ kết nối với đam mê và giúp bạn xác định được mục tiêu của mình rõ ràng hơn.
Bất kể lý do là gì cũng đều sẽ tạo động lực thúc đẩy cho bạn nguồn cảm hứng vô tận. Đó chính là năng lượng và năng lượng ấy sẽ giúp bạn quay về với cây đàn piano của mình.
2. Tìm được 1 người truyền cảm hứng
Học âm nhạc tìm được đúng giáo viên là một điều rất quan trọng. Người mà có thể xây dựng được sợi dây kết nối với bạn. Cho dù giáo viên có thành tích hay trình độ như thế nào, họ cũng không thể dạy bạn thành công nếu cả 2 không hoà hợp được với nhau.
Tất nhiên, việc bạn phàn nàn về việc học một cái gì đó mới thật là khó là hoàn toàn tự nhiên. Đôi lúc một sự thất vọng nhỏ của bạn chắc chắn sẽ xuất hiện trong suốt nhiều quá trình Học âm nhạc và bạn sẽ học được cách đối phó với những điều này qua sự kết nối với giáo viên của mình.
3. Đừng xem âm nhạc như một môn học
Thay vì đối xử với âm nhạc như là một môn học. Hãy tạo ra sự khác biệt để bạn thấy âm nhạc là một thú vui giải trí.
Để làm được điều này, đầu tiên cần chắc chắn âm nhạc sẽ là môn nghệ thuật. Và coi những môn nghệ thuật, giúp phát triển trí thông minh não phải và kỹ năng sáng tạo của bạn.
Lúc đó bạn mới tập luyện với niềm yêu thích, cảm giác những giây phút tập luyện giống như là những giờ giải trí chứ không phải những tiết Học âm nhạc căng thẳng. Hãy cố gắng nói chuyện với chính mình để thấu hiểu bản thân hơn nhé!
4. Học âm nhạc cùng giáo viên và bạn bè để tạo nên hứng thú
Gây hứng thú
Cho học viên từ việc xử lí các tình huống: Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên.
Tạo không khí vui vẻ
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ Học âm nhạc.
Tạo ra sự tôn trọng
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình. Khuyến khích và tạo động lực cho học viên.