Fraud Blocker

Những lý do cần cho bé học chơi trống ngay lập tức

Có bao giờ bạn nghĩ tiếng trống thật ồn ào, không có gì hay cả? Nhưng thực ra việc chơi trống đem đến rất nhiều lợi ích. Nếu bạn đang có con nhỏ và muốn cho bé tập một loại nhạc cụ thì trống sẽ là một gợi ý không tồi dành cho bạn. Thông qua bài viết này, SEAMI sẽ thông tin đến bạn những lý do khiến bạn nên cho bé chơi trống ngay lập tức nhé!

Các Lý Do Bạn Nên Cho Trẻ Học Chơi Trống

1. Giải tỏa căng thẳng

Chơi trống giúp bé vui vẻ hơn, làm giảm cảm giác thất vọng hay những lúc bị áp lực. Dù là chơi trống Djembe, hoặc chơi trống cái trong ban nhạc diễu hành thì đánh trống là cách giảm căng thẳng. Chỉ cần chơi trống vài phút thôi cũng sẽ giúp tâm trạng của bạn cải thiện đáng kể.

loi_ich_khi_cho_be_choi_trong2
Chơi trống giúp bé vui vẻ hơn, làm giảm cảm giác thất vọng hay những lúc bị áp lực.

Tương tự như “runner’s high” – cảm giác thoải mái mà não bộ tự thưởng cho cơ thể để khuyến khích bạn vận động mạnh mẽ hơn, chơi trống giúp não bộ thúc đẩy sự sản xuất endorphin giúp bé cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.

2. Hỗ trợ học tập

Sự tương quan giữa đào tạo âm nhạc và thành tích học tập là điều được ghi nhận, đặc biệt là khi nói đến toán học. Tuy nhiên, học trống cũng giúp bé trong môn tiếng Anh và giúp bạn nhận diện các dấu hiệu cảm xúc, kỹ năng này có thể sử dụng để dự đoán suy nghĩ và hành động của một người nào đó.

Theo một nghiên cứu, “Âm nhạc cho phép học sinh học bảng cửu chương và các công thức toán học dễ dàng hơn; tốc độ nắm bắt các khái niệm về phân số cũng dễ dàng hơn; học sinh được dạy cách sử dụng các ký hiệu nhịp điệu để đạt điểm số cao hơn trong bài kiểm tra phân số (vì bạn sẽ phải đếm số và tính toán nhịp rất tốt khi chơi trống); và một đứa trẻ có thể sử dụng khả năng tu duy logic được học trong âm nhạc để giải quyết những vấn đề không liên quan đến âm nhạc (Kelstrom, 1998)

Nếu ba mẹ còn phân vân về việc học trống cho trẻ vì lo lắng trống sẽ không liên quan đến việc học tập tại trường thì yên tâm vì trống thực sự có thể giúp bé học tốt hơn ở trường và là một môn phối hợp giữa âm nhạc và vận động cực tốt.

3. Kích thích não bộ

Khi chơi trống, bé cần có sự phối hợp 4 chi để làm việc với nhau trong cùng một thời điểm. Nếu bé thuận tay phải, rất có thể là bé không làm được gì nhiều với bàn tay trái. Não bộ của bé sẽ làm việc với bán cầu não trái để tăng cường và phối hợp với bàn tay trái của bé để tạo nên sự cân bằng.

Chơi trống giúp cho não bộ suy nghĩ cách mà các hoạt động khác không thể làm được, có thể đọc nhiều nốt nhạc và phân tích cách chúng phối hợp với nhau một quá trình suy nghĩ khá phức tạp.

4. Làm tăng sự tự tin

Trống là nguồn năng lượng. Để chơi trống thành công, nhạc công phải học cách thể hiện thông minh: tiếng trống có thể lớn mà vẫn mềm mại. Và để tạo ra tiếng trống lớn đòi hỏi bạn phải quyết tâm và tự tin. Thêm vào đó, người chơi phải trưởng thành về mặt tư duy, có nghĩa là, bạn phải tin rằng bạn có thể vượt qua thử thách bằng cách bắt đầu thật chậm và sau đó bức phá.

Học trống giúp bé kiểm soát các nhiệm vụ phức tạp thành những phần nhỏ có thể quản lí được. Sau khi thực hành nhuần nhuyễn, bé có thể chơi được nhiều thứ khó khăn hơn vì trước đó bé đã biết cách vượt qua thử thách. Đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống cho hành trang của bé sau này.

5. Cải thiện khả năng giao tiếp

Học sinh được đào tạo âm nhạc có kỹ năng giao tiếp tốt hơn với bạn bè đồng trang lứa, hơn hết là sự đồng cảm và có rất nhiều ý tưởng trong giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ. Trống cũng hướng dẫn bạn đọc các ký kiệu phi ngôn ngữ, giúp bé học cách thể hiện bản thân qua các ngôn ngữ hình thể khác.

Trống cũng hướng dẫn bạn đọc các ký kiệu phi ngôn ngữ, giúp bé học cách thể hiện bản thân qua các ngôn ngữ hình thể khác
Trống cũng hướng dẫn bạn đọc các ký kiệu phi ngôn ngữ, giúp bé học cách thể hiện bản thân qua các ngôn ngữ hình thể khác.

6. Trở thành công dân toàn cầu

Chơi trống mở ra một chân trời mới với bé. Nếu bé được học thể loại nhạc Bossa nova của Latin, hay Clave của Afro-Cuban, học reggae đến từ Jamaican, bé sẽ nhận được những lợi ích như một người nghệ sĩ là cái nhìn cởi mở hơn về âm nhạc cũng như thế giới quan xung quanh. Đó là một điều rất thú vị khi nhìn thấy sự phát triển của xu hướng âm nhạc kết hợp với truyền thống văn hóa, giúp bé phát triển một cách toàn diện hơn.

7. Trống là nhạc cụ phong cách mới

Học trống cho bạn một nền tảng tốt để chơi nhiều thể loại nhạc cụ khác như: djembe, congas, clave, marching bass drums, triangle – thậm chí là typewriters, spoons, and buckets. Tổ hợp âm nhạc của người nghệ sĩ là vô tận, và một phần thú vị nhất là khám phá ra một loại âm thanh mới để thử sức.

Có lẽ với những chia sẻ trên của SEAMI, bố mẹ cũng đã có được sự lựa chọn khóa học nhạc cụ dành cho bé. Nếu bố mẹ còn bất kì vấn đề gì thắc mắc và cần hỗ trợ, có thể liên hệ với SEAMI qua số điện thoại hoặc tới trực tiếp địa chỉ của chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Là một đơn vị lâu năm trong đào tạo nhạc cụ, chúng tôi luôn cố gắng mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng, đặc biệt là các bé – thế hệ tương lai của đất nước.

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.