Thuật ngữ dùng trong âm nhạc (Phần 1)

Tháng 12,2023/ by Tony Tuan 0

Thuật ngữ dùng trong âm nhạc – Phần 1: Anh, Pháp, Ý – Việt

H

H: (La tinh) Nốt Xi, giọng Xi.

Half notes: Nốt trắng

Harf, Harp, Harpe: (Đức, Anh, Pháp ) Đàn hácpơ mắc nhiều dây, gẩy 10 ngón.

Hard bop: Thể loại nhạc gắn liền với Horace Silver, Art Blakey, và Cannonball Adderely. Có liên quan trực tiếp đến Bop những năm 1950. So với Bop, Hard bop đơn giản hơn về hoà thanh và solo, các âm hình trống phong phú và linh hoạt hơn. Màu sắc âm thanh tối, nặng và gồ ghề hơn. Piano đệm với âm hình tiết tấu phong phú và cách sắp xếp hợp âm da dạng hơn.

Harmonie, Harmonique: ( Anh, Pháp ) Bồi âm.

Harmony, Harmonie: (Anh, Pháp) Hoà âm, hoà thanh.

Harmonica: ( Pháp ) Kèn ácmônica.

Hautbois: ( Pháp ) Kèn ôboa, kèn gỗ dăm kép phát triển ở Pháp và khắp châu Âu, Từ thế kỷ XVI-XVII đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc giao hởng.

Head: Giai điệu hay chủ đề viết trớc cho một đoạn nhạc

High-hat: Là một nhạc cụ trong bộ trống gồm hai xanh ban chạm nhau được, điều khiển bằng bàn đạp chân.

Hip hop: Một sự phát triển từ nhạc RAP, Hip hop có tiết tấu và giai điệu phức tạp hơn, kết hợp các phần hát và nói, với phần nền mô típ âm thanh hay nhạc cụ SAMPLE.

Homophonie, Homophony: ( Đức, Pháp, Anh ) Nhạc chủ đIệu.

Horn: Từ dùng cho bất cứ nhạc cụ hơi nào.

I

Improvisation: (Anh) Ngẫu hứng, ứng diễn , ứng tác.

Inganno: ( ý ) Kết hờ, kết giả.

Instrumant: ( Pháp ) Nhạc cụ, công cụ.

Instrumantation: ( Anh, Đức , Pháp ) Phối khí.

In tempo: ( ý ) Trở lạI tốc độ đầu- vào nhịp.

Interval, Intervalle: ( Anh, Pháp ) Quãng âm thanh.

Introduction: ( Anh, Pháp ) Khúc dạo đầu.

Invention:  ( Anh, Đức, Pháp ) Bản nhạc ngắn viết cho Piano.

Inversion: Đảo.

Ionian Mode: Thang âm nhà thờ giống với thang âm trưởng

Is: ( La tinh ) Ký hiêu bằng chữ La tinh của dấu thăng.

Istesso tempo: ( ý ) Cùng tốc độ.

J

Jam section: Là một nhóm tụ tập các nghệ sỹ, nơi mà ngẫu hứng được nhấn mạnh và nhạc soạn trớc rất ít. (Jam cũng có nghĩa là ngẫu hứng); Nói đến buổi biểu diễn tổ chức công phu chính thức hay không chính thức, chung hay riêng, vì lợi nhuận hay chỉ vì mục đích vui chơi.

Jazz: Một thuật ngữ bao hàm rộng lớn và đa dạng các phong cách Châu Mỹ – Châu Phi: RACTIME, BLUES, DIXELAND, SWING, BEBOP, COOL, THIRD STREAM, FREE JAZZ, FUNKY, JAZZ ROCK, và nhiều thể loại khác không thể phân loại được. Hầu hết đều có tính ngẫu hứng và cảm giác “swing” không thay đổi, tiết nhịp nổt bật và tiết tấu đảo phách.

Jazz Rock: Một thể loại Jazz cuối những năm 1960 và 1970, ứng dụng các nhạc cụ điện tử và nhịp nặng của Rock, phần đệm tiết tấu Funk và ngẫu hứng Jazz; Cũng được gọi là nhạc Fusion.

K

Kadenz: ( Đức ) Kết.

Kettle drum: ( Anh ) Trống định âm.

Key: Giọng điệu, điệu tính. Một dãy âm tạo thành bất cứ thang âm trưởng hay thứ nào, có quan hệ hoà thanh, có các quan hệ giữa âm chủ với các âm khác.

Keyboard: 1. Bàn phím của các nhạc cụ phím nh ORGAN, PIANO… 2. Đàn phím điện tử.

Key note: Nốt đầu tiên của một giọng điệu hay thang âm.

Key signature: Hoá biểu; Những dấu thăng hay giáng ở đầu khuông nhạc.

Konser vatorium: ( Đức ) Nhạc viên.

Konzert: ( Đức ) Buổi hoà nhạc- Bản công-xéc-tô.

Konzertmeister: ( Đức ) Trưởng đàn, thường là người chơI Violon ngồi hàng đầu, có nhiệm  vụ độc tấu.

L

Lamentabile, Lamentoso: (Ý) Than vãn, rên rỉ.

Languendo, Languente: (Ý) Uể oải, ẻo lả.

Largement: (Pháp) Rộng rãi.

Laghetto: (Ý) Hơi chậm gần Largo.

Larghissimo (Ý) Rất châm, rộng rãi.

Largo: (Ý) Chậm rãI, phóng khoáng ( chậm hơn Adagio 

Largo di molto: thật chậm.

Largo ma non troppo: Đừng chậm quá.

Lead: Bè chính của một chủ đề.

Leading tone, leading note: Âm dẫn; Âm bậc bảy của giọng trưởng và thang âm thứ hoà thanh

Legatissimo: (Ý) hết sức luyến.

Legato: (Ý) luyến tiếng, mềm mạI,êm ái.

Leggiadramente, Leggiadro: (Ý) Nhẹ, lóng lánh, duyên dáng, thanh tao.

Leggiermente: (Ý) Nhẹ nhàng, thoảI mái.

Leggiero: (Ý) Nhẹ.

Lent, Lento: (Pháp) Chậm.

Lick: Một câu hay cụm giai điệu. Giống với mô típ.

Lie: (Pháp) Luyến nối.

Lithophone: (Đức, Pháp) Đàn đá, khánh đá.

Loco, Alloco: (Ý) Đàn nh ghi trên bản nhạc (không lên quãng 8 nữa)

Lustig: (Đức) Vui nhộn.

Luth: (Anh, Pháp) Đàn  luyt dây gẩy cổ xa gốc từ phương đông vào châu Âu từ thế kỷ XVII, bầu đàn tròn không có thành, mác nhiều dây ( có đến 20 dây).

Lyrics: Phần lời của một bản nhạc.

M

Macabre: (Pháp) Buồn thảm , tang tóc.

Maggiore: (Ý) Trưởng-Thể trưởng (Anh:Major, Pháp: Majeur). 

Malinconico: (Ý) Sầu muộn.

Mambo: Một điệu nhảy trong phòng của miền Tây ấn độ nguyên gốc giống với CHA-CHA và RUMBA

Mandoline: (Pháp) Đàn măng đô luyn, nhạc cụ dây gẩy.

Marcato: (Ý) Nhấn mạnh.

March, Marche, Marcia, Marsch: ( Anh, Pháp , , Đức ) Hành khúc, nhịp đi.

Melodie, Melody: ( Pháp, Anh ) Giai đIệu.

Metronome: ( Anh ) Máy gõ nhịp, phát minh từ năm 1816 dùng để ấn định chính xác các tốc độ diễn tấu.

Mieur,Minor, Minore: ( Anh, Pháp,…) Thứ, thể thứ.

Modal: Âm nhạc mà hoà thanh và giai điệu dựa trên sự sắp xếp của các Modes. Trong nhạc Jazz, thuật ngữ này còn có nghĩa là âm nhạc dựa trên sự nhắc lại của một hay hai hợp âm hoặc là âm nhạc dựa trên các mode thay vì tiến trình hoà thanh

Mode: 

     1. Một thuật ngữ chung áp dụng với tiến trình giai điệu Hy lạp cổ và thang âm nhà thờ thiết lập vào thời kỳ Trung cổ và được soạn trong hệ thống thánh ca bi ai (Gregorian chant) Các quãng của những mode Hy lạp cổ được tính từ trên xuống và các quãng của những mode Trung cổ được tính từ dới lên. Do vậy nội dung các quãng của hệ thống Hy lạp và hệ thống nhà thờ khác nhau. Tuy nhiên các mode nhà thờ vẫn còn giữ lại tên gọi Hy lạp. Nếu ta chơi trên phím trắng của đàn Piano từ nốt D tới D ta được Dorian; từ E tới E ta được Phrygian; từ F tới F ta được Lydian; từ G tới G ta được Mixolydian; từ A tới A ta được Aeolian; từ B tới B ta được Locrian; Các modes vẫn tiếp tục làm nền tảng cho âm nhạc phương Tây qua thế kỷ 17 và rồi dần dần chi ra con đờng tới giọng trưởng và giọng thứ thông dụng.

  1. Sự khác nhau giữa giọng trưởng và giọng thứ (Điệu thức)
  2. Một hệ thống ký hiệu tiết tấu được dùng ở thế kỷ  13.

Moderato: (Ý) Vừa phải, chừng mực.

Modulation: (Anh, Pháp) Chuyển giọng.

Moll: (La tinh) Thứ.

Monophonie, Monophony: (Pháp, Anh) Nhạc một bè, không đệm hoặc chỉ đệm đơn giản.

Motif, Motiv: (Pháp , Đức) Nét giai đIệu chủ đề

Motion, Mouvement: (Anh, Pháp) Sự tiến triển của giai đIệu.

Moto: (Ý) Chuyển động.

Moto perpetuo (Ý) Chuyển động không ngừng. Bản nhạc có một nét chạy duy trì mãi.

Motto: (Anh) Câu nhạc ngắn dùng làm chủ đề.

Movimento: (Ý) Tốc độ.

Musique: (Pháp) Âm nhạc.

  • Matonale:Nhạc vô đIệu tính.
  • M.de chambre: Nhạc nghe trong phòng.
  • M.de chant: Nhạc hát.
  • M.chiffree: Nhạc số.
  • M.de cinéma: Nhạc phim.
  • M.concrète: Nhạc cụ thể.
  • M.de danse: Nhạc khiêu vũ.
  • M.descriptive: Nhạc miêu tả.
  • M.déglise: Nhạc nhà thờ.
  • M.instrumentale: Nhạc đàn.
  • M.légere: Nhạc nhẹ.
  • M.de programme: Nhạc tiêu đề.
  • M.religeiuse: Nhạc tôn giáo.
  • M.de scène: Nhạc sân khấu.
  • M.tonale: Nhạc đIệu tính.

Muzak: Tên thương mại đối với các công ty Mỹ để có được giấy phép sản xuất, phân phối, và giao thương âm nhạc nền (background) cho tiêu thụ công cộng. Âm nhạc thương mại

N

Natural: (Anh) Dấu hoàn, dấu bình.

Natural minor scale: Thang âm thứ tự nhiên

Nocturne: (Pháp) Khúc nhạc ban đêm.

Note: (Anh, Pháp)Nốt nhạc, âm.

Note sensible: (Pháp) Âm dẫn.

Nuance: (Pháp) Sắc thái.

O

Oboe: (Anh, Đức) Kèn ô-boa.

Octave: (Anh) Quãng tám. 1. Một dãy tám âm Diatonic liên tiếp. 2. Quãng giữa âm thứ nhất và âm thứ tám của dãy âm này.

Open Harmony: Hoà thanh xếp rộng; Một bản phối bè trong hoà thanh bốn bè, mà ba bè trên có tổng cộng tầm cữ quá một quãng tám.

Opera: Nhạc kịch

Opus: Việc làm, công việc; Viết tắt: Op hay op

Opus number: Một con số theo thứ tự công việc mà người nhạc sỹ đánh dấu các tác phẩm của mình

Organ: Organ nhà thờ hay organ ống là một nhạc cụ phím và hơi bao gồm ít hay nhiều ống được chơi từ một hay nhiều bàn phím; có thể có năm bàn phím dùng cho tay và một bàn phím dùng chân điều khiển.

Orchestra: Dàn nhạc; Một nhóm nhạc công biểu diễn các nhạc cụ cùng với nhau thường là trong nhạc kịch, Oratorio, hay giao hởng.

Ostinato: Bè trì tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Overtone: (Anh) Âm bồi (Pháp : Harmoni-que)

Tổng hợp: Nguyễn Oanh

Nguồn: http://tedsaigon.com/am-nhac-hoc/thuat-ngu-am-nhac-thuong-dung-phan-2-view80/