Tại Sao Nên Cho Con Trẻ Nghe Nhạc Cổ Điển?
Có Nên Cho Con Trẻ Nghe Nhạc Cổ Điển Không?
Xuyên suốt bao thế kỷ, nhạc cổ điển vẫn đứng vững chắc theo thời gian và có một chỗ đứng quan trọng không thể thay thế. Nhạc cổ điển là gốc rễ của âm nhạc phương Tây hiện đại ngày nay.
Không thể phủ nhận được những thành tựu, những công trình mà nhạc cổ điển đã để lại cho hậu thế như: hệ thống lý thuyết, hệ thống nhạc cụ, các phương pháp sáng tác, các phương pháp hoà âm phối khí, một kho tàng các bản nhạc đủ các thể loại từ song tấu, tứ tấu, đến cả hoà tấu giao hưởng. Không như những dòng nhạc hiện đại có nguy cơ thay thế ai một dần, nhạc cổ điển vẫn đóng vai trò quan trọng như ngày xưa khi những nghệ sĩ vang lên những tiếng đàn trong các nhà thờ, cung điện.
Vậy, nghe nhạc cổ điển tác động đến trẻ em như thế nào? Các bạn hãy theo dõi qua bài viết này nhé!
1. Tác động trực tiếp đến não bộ
Thật vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi nghe nhạc cổ điển, nhiều vùng của não bộ sáng lên cùng một lúc. Giải thích cho điều này đó là khi nghe nhạc cổ điển, não chúng ta bị tác động bởi cả giai điệu và tiết tấu. Sự uyển chuyển của giai điệu kết hợp với tiết tấu đa dạng làm cho tai nghe và các bộ phận cơ thể cùng nhau hoạt động. Trẻ em có thói quen nghe nhạc và nhảy múa theo hoặc gật đầu theo nhạc. Đó chính là phản ứng của não bộ bé khi bị tác động từ âm nhạc. Các bậc phụ huynh yên tâm vì những tác động này không gây hại cho bé, nhưng hãy bật âm lượng vừa phải nhé.
2. Phát triển khả năng phân tích, cảm nhận của trẻ
Khi nghe nhạc cổ điển, trẻ em vừa phải phân tích vừa phải cảm nhận. Chúng phân tích những giai điệu xuất hiện, hoặc những biến chuyển bất ngờ làm cho chúng phải làm quen với thay đổi mới. Khi chúng phân tích thì cùng lúc đó chúng sẽ cảm nhận nhịp điệu bài nhạc. Chúng ta nên biết rằng sự cảm nhận của con trẻ có độ nhạy bén hơn chúng ta bởi tính tự nhiên của trẻ nhỏ. Nhiều bé khi nghe nhạc cổ điển lại có thể nói được những ý tứ của tác giả mà cả chính chúng – những người lớn cũng không thể cảm nhận được.
3. Phù hợp với tai trẻ nhỏ
Nhạc cổ điển sử dụng âm thanh mộc, tức là không sử dụng âm thanh điện tử, không phát qua các bộ khuếch đại âm thanh như loa. Những buổi diễn hoà tấu hay giao hưởng đều sử dụng âm thanh duy nhất từ các nhạc cụ. Bởi thế, những âm thanh từ nhạc cổ điển rất tự nhiên và phù hợp với tai trẻ nhỏ. Những nhạc cụ cổ điển ta thường bắt gặp đó là piano, violin, guitar cổ điển, sáo, kèn,…
4. Không phân biệt tuổi tác
Bạn có thể chọn bất kì bản nhạc cổ điển nào mà không phải lo lắng về vấn đề độ tuổi như những bài hát thịnh hành ngày nay. Bởi lẽ, những tác phẩm âm nhạc cổ điển đa phần là những bản hoà tấu duy chỉ có Opera là có hát mà thôi.
Trung tâm SEAMI đã giới thiệu cho bạn đọc những lợi ích khi cho con trẻ nghe nhạc cổ điển. Bạn cũng có thể đưa con mình đến trung tâm SEAMI để bé có học và đánh những bản nhạc cổ điển với những khoá học piano hoặc guitar. Còn gì bằng khi bé vừa được nghe vừa có thể phát huy khả năng chơi nhạc cụ của mình nhỉ!
Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân
Nguồn tham khảo:
http://karacarrero.com/music-for-language-and-math-development-in-children/
https://novakdjokovicfoundation.org/the-importance-of-classical-music-for-kids/