Tại sao một số người lại gặp khó khăn trong việc học nhạc?

Tháng 05,2024/ by Tony Tuan 0

Tại sao một số người lại gặp khó khăn trong việc học nhạc?

Âm nhạc là món ăn tinh thần mà bất cứ ai đều yêu thích. Có ai trên đời mà không líu lo câu hát cửa miệng. Tuy nhiên, có bạn yêu thích âm nhạc lại gặp khá nhiều khó khăn trong việc học nhạc. Ấy là vì sao?

SEAMI sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn nhé!

1. Âm nhạc là một ngôn ngữ

Học nhạc giống như học một ngôn ngữ mới. Ai từng học ngôn ngữ thứ hai đã thấy khó khăn biết bao. Vậy nên có bạn học thật nhanh lẹ nhưng có bạn lại đang mò mẫm từng bước. Đó là do lộ trình mỗi người khác nhau. Âm nhạc là một loạt các ký hiệu âm thanh như ngôn ngữ nói của con người vậy. Bởi thế, trong âm nhạc ngoài tính giải trí ra, khi ta đã học thì phải thật chú tâm như ta học vần ABC.

Âm nhạc đặc thù của nó là nốt và nhịp, từ đó mới ra giai điệu và tiết tấu bài hát. Bởi thế, lộ trình học của người này có thể dài hoặc ngắn hơn người khác. Bạn nên nhớ rằng lộ trình này rất đa dạng như lộ trình về lý thuyết, về thành thạo kỹ thuật, về đệm hát,… Và thời gian của chúng khác nhau. Vậy nên, khi học nhạc bạn nên có tâm thế của một người học ngôn ngữ thật khoa học nhé.

Âm nhạc là một ngôn ngữ

Âm nhạc là một ngôn ngữ tuyệt vời.

2. Âm nhạc hoạt động cả hai phần não bộ

Có người bảo rằng ai xu hướng não phải thì học nghệ thuật tốt hơn. Thật ra là câu nói này không chính xác 100%. Có những học viên học IT khả năng học nhạc rất tốt, nhưng có người học văn học thì lại học nhạc rất chậm. Thật ra, học nhạc phải có những kỹ năng buộc hai não phải hoạt động cùng một lúc:

  • Hoạt động đồng bộ hai tay
  • Vừa phân tích vừa cảm nhận
  • Vừa lý trí vừa cảm tính
  • Vừa tính logic vừa ngẫu nhiên

Bởi nên, đa phần những ai hoạt động đều hai não bộ sẽ học nhạc tốt hơn. Sự khó khăn về đồng bộ hai não chỉ là những khó khăn ban đầu. Trung tâm SEA Guitar luôn có những bài tập cho học viên để có thể đồng bộ hai tay nhuần nhuyễn. Nếu bạn đã học nhạc rất lâu mà vẫn gặp khó khăn này thì do những lí do sau:

  • Thiếu tập trung
  • Tập quá ít
  • Tập thiếu bài bản (không khoa học, bản thân thiếu ý thức học,…)
  • Không siêng năng sưu tầm nghe nhiều loại nhạc
  • Không tự thiết lập thời gian học thêm
  • Thân thể luôn mệt mỏi

3. Âm nhạc đòi hỏi một thời gian tập khoa học

Âm nhạc tốt nhất là học 1 – 2 tiếng mỗi tuần và mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để tự tập. Nếu học và tập quá nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi và làm chai đi cảm giác. Nhiều người với tâm thế tự tin nhưng vô học một ngày đã mỏi mắt, căng não. Bởi vì như đã nói ở trên, hai bán cầu não phải hoạt động đồng bộ, thay phiên nhau. Đó là tính khoa học. Vì vậy mà mỗi người phải thiết lập một khoá biểu thật khoa học cho riêng mình.

Âm nhạc đòi hỏi một thời gian tập khoa học

Âm nhạc đòi hỏi một thời gian tập luyện khoa học của bản thân.

4. Lý thuyết âm nhạc là vô bờ bến

Trong âm nhạc, lý thuyết là một nỗi ám ảnh với đa số người học. Lý thuyết ban đầu nghe có vẻ dễ hiểu nhưng nó ngày càng sẽ khó hơn bởi vì tất cả đều được ký hiệu hoá. Mà mỗi ký hiệu lại có thêm định nghĩa và thuật ngữ riêng biệt. Ví dụ: quãng 5 tăng ký hiệu là #5, +5.

Hơn nữa, lý thuyết mang hiệu ứng domino: cái này liên kết cái kia, hợp với cái nọ, sinh ra cái này. Bởi chỉ học dăm ba bữa chưa chắc hiểu hết lý thuyết âm nhạc. Thế nên, hãy học từng bước và đọc thật kỹ từng lý thuyết kết hợp với thực hành. Thấu đáo một vấn đề mới bước sang vấn đề khác.

Tựu chung, âm nhạc không đơn thuần là một môn giải trí mà là một môn học nghiêm túc. Dầu cho bạn học chỉ để nghiệp dư thôi nhưng vẫn phải học thật nghiêm túc.

Tác giả: Nguyễn Đỗ Thành Nhân