Staccato Là Gì? Kỹ Thuật Hát Staccato Trong Thanh Nhạc Hiện Đại
Nếu bạn đang tìm hiểu về thanh nhạc, hoặc là một “newbie” trong lớp thanh nhạc thì staccato là kỹ thuật hát mà các bạn nên biết và nắm rõ. Staccato là một trong những kỹ thuật hát thường dùng, phổ biến cho các loại giọng hát, cho nên staccato có vai trò quan trọng trong thanh nhạc, là kỹ thuật cơ bản nhằm phát triển giọng hát.
Ở bài viết này, SEAMI sẽ cùng bạn đi sâu hơn về khái niệm staccato nhé!
Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Hát Staccato
Staccato là gì?
Staccato là cách hát bậc âm thanh nhẹ nhàng, gọn gàng và trong sáng. Âm nảy lên linh hoạt, nghe vang và thánh thót, diễn tả sự vui tươi, rộn ràng. Kỹ thuật này thường dùng cho nhiều loại giọng, đặc biệt là giọng nữ cao.
Staccato (stakˈkaːto) là thuật ngữ âm nhạc đã được xuất hiện từ những năm 1676 bởi các nhà lý thuyết âm nhạc. Hay để hiểu thêm về Staccato là được mô tả tại Wikipedia thì Staccato (stakˈkaːto) trong tiếng Ý còn có nghĩa là “Tách ra”, Staccato (stakˈkaːto) là một hình thức diễn tấu trong âm nhạc hiện đại.
Staccato (stakˈkaːto) được biểu thị trong bản nhạc bằng cách ghi theo sau các nốt nhạc một hoặc nhiều dấu lặng, hay Staccato (stakˈkaːto) biểu thị cho việc rút ngắn thời lượng phát ra âm thanh của nốt nhạc.
Vai trò của staccato
Rèn luyện kĩ thuật staccato đem lại nhiều tác dụng cho việc phát triển giọng hát. Bởi sự linh hoạt của cách hát tạo ra thói quen bật âm thanh đúng khi hát, cải thiện bộ phận truyền âm và thanh đới.
Với những người hát bị tật âm thanh nặng, sâu, gằn khi luyện kỹ thuật này sẽ trở nên nhẹ nhàng, trong sáng hơn. Cho nên staccato voice ngoài là một kỹ thuật hát phổ biến, còn là cách để sửa những giọng mắc sai lệch về âm sắc nói trên.
Cách hát staccato
Để hát tốt kỹ thuật này, người hát phải buông lòng hàm dưới, môi hơi nhếch để hở hàm răng như khi cười và đặt âm thanh phát ra từ chân răng hàm trên. Càng lên cao thì miệng càng mở rộng, kết hợp với hơi thở phải nén liên tục và đẩy ra nhẹ nhàng, không tống hơi ra từng đợt vào thanh đới, giữ cho bụng tương đối ổn định.
Kỹ thuật hát staccato trong thanh nhạc hiện đại
Kỹ thuật staccato có thể giúp người hát mở rộng âm vực về phía lên cao. Ví dụ giọng nữ cao khi hát legato có khả năng hát được nốt a2 nhưng khi hát âm nảy có thể lên được h2 hoặc c3, thậm chí cao hơn vẫn được (Bạn nên tham khảo bài viết Khoảng giọng là gì? Làm sao để xác định khoảng giọng để biết được giọng hát của mình ở khoảng nào nhé). Do hát nảy âm không lấy hơi sâu, hát nhẹ nhàng gọn tiếng nên áp dụng được cho các nốt ở âm khu cao và tốt cho việc mở rộng âm khu.
Nguyên âm “a” có tính chất sáng, mở nên được sử dụng vàp luyện tập staccato. Với giọng nữ cao, khi hát có nguyên âm “a” lên âm khu cao sẽ thuận lợi hơn. Nguyên âm “ô” có hình dáng phát âm gọn và tròn, hiệu quả cao với những người mắc tật âm thanh bị bẹt, khi hát cố gắng để nguyên âm “ô” có tính sáng như “a”.
Về hơi thở trong staccato, cần chú ý cách bật hơi bụng nhanh, không chậm và nặng, tránh rung lộng ngực. Để hát được kỹ thuật này cần phải có quá trình luyện tập nhuần nhuyễn, hơi thở và âm thanh ổn định thì học viên mới nên luyện đến kỹ thuật này.
Học kỹ thuật staccato ở đâu?
Nếu bạn là người có đam mê với âm nhạc, đặc biệt là muốn cải thiện giọng hát của mình thì hãy chủ động tìm cho mình một quá trình. Có thể học với gia sư hoặc tìm trung tâm âm nhạc, bạn hãy cân nhắc để chọn một cách học phù hợp với bạn nhất.
Vì thanh nhạc đã thuộc về phần chuyên môn, cần có người hướng dẫn để đi đúng hướng. Tuy nhiên, việc chọn trung tâm âm nhạc cũng trở thành vấn đề khi ngày nay có rất nhiều trung tâm mọc lên trước mắt bạn, hãy cẩn trọng để tránh tiền mất tật mang bạn nhé!
Ở khóa học thanh nhạc của SEAMI, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tình, nhiệt huyết luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ, SEAMI luôn mong muốn được đem đến môi trường luyện tập thoải mái nhất cho học viên, từ đó tạo nền tảng âm nhạc vững chắc trong mỗi học viên khi hoàn thành khóa học. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn bạn nhé!
Sưu tầm và biên soạn: Kim Thi