Fraud Blocker

Những lí do khiến bạn chán nản khi tập guitar

Bạn đang học đàn guitar cực kỳ bế tắc và đang không biết làm thế nào để khơi dậy nguồn động lực khi tập guitar cho mình? Bạn xem tất cả những video của thần tượng mình Sungha Jung, Yuki Matsui, BB King, Tommy Emmanuel, xem rất nhiều bài hướng dẫn hay trên mạng để tìm kiếm động lực cho lần tập guitar tiếp theo nhưng đời không như mơ, chỉ sau 10-15 phút tập luyện, bạn không còn hứng thú gì nữa!?!

Mặc dù rất thích nhưng cảm giác chán nản cứ xảy ra hoài, lí do là gì?

Nếu bạn đang lâm vào tình cảnh này và bối rối không biết làm sao thì chúc mừng bạn! Bạn không cô độc trên thế giới này .Tất cả các tay chơi guitar trên thế giới; cho dù là thần sầu nhất; thì vẫn sẽ có những lúc lâm vào tình cảnh bế tắc khi tập đàn guitar. Đa số các trường hợp này đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chính, đó là không biết cách tạo động lực khi tập guitar hay còn gọi là không biết cách nào để tập guitar cho hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bạn tập guitar không hiệu quả. Hãy tìm hiểu và tìm cách khắc phục chúng nhé!

1. Không biết phải làm gì với cây đàn guitar

Phần lớn các bạn học đàn guitar, đặc biệt là những người tự học đàn guitar đều không biết chính xác mình phải tập luyện những thứ gì, theo trình tự nào và  vì sao mình lại tập luyện? Điều này dẫn đến một hậu quả đó là các bạn lao vào tập theo những bài hướng dẫn trên mạng một cách vô tội vạ. Nhất là các bạn lại thường tập rất vội vã, bài này tập chưa xong đã chuyển sang tập bài khác, khiến cho kiến thức chưa lĩnh hội được hết và tập cũng chẳng đâu vào đâu.

Những lí do khiến bạn chán nản khi tập guitar 4Nếu bạn không biết chắc rằng mình cần phải học gì khi chơi guitar, không biết được mục đích khi tập guitar của mình là gì, thì có một điều chắc chắn đó là bạn sẽ không bao giờ có được cảm hứng để chơi guitar. Vì vậy, hãy ngồi xuống và suy ngẫm xem: mục tiêu của bạn khi chơi đàn guitar là gì? (chỉ đơn thuần là đệm hát được những bài mình yêu thích, hay trở thành một nhạc công chuyên nghiệp, quẩy nhiệt tình tại Rock Storm). Sau khi xác định được mục tiêu của mình rồi thì lúc này bạn có thể liệt kê dễ dàng những thứ mình cần học để đến được đích rồi đấy! 

2. Thói quen tập luyện vô tội vạ

Đa số những bạn tự học đàn guitar đều tập luyện không theo một hệ thống nào. Và thật không may là cũng đa số các bạn lại đều không nhận ra điều đó, và vẫn tập luyện theo lối mòn này từng ngày, tháng, thậm chí cả năm trời theo kiểu này. 

Lấy một ví dụ nhỏ: bài tập nào bạn cũng luyện trong khoảng thời gian như nhau, đây là một cách tập luyện hoàn toàn không đúng. Bởi vì có những bài tập cần 1 tuần để hoàn thành, nhưng có những bài tập cần đến 1 tháng mới có thể nhuần nhuyễn hết những kiến thức trong đó.

Một sai lầm khác đó là các bạn thường chỉ tập những kỹ năng mình thích chứ không tập những kỹ năng mình cần. Chính vì thế mà các bạn tập những bài tập hầu như không theo trình tự và điều này sẽ khiến kỹ năng guitar của các bạn phát triển không đều. Tôi từng gặp rất nhiều bạn chơi fingerstyle với nhiều kỹ thuật slam, harmonic cực kỳ ảo diệu nhưng khi bạn ấy đệm hát 1 bài đơn giản thì thôi rồi, nhịp điệu loạn cả lên!

Chính vì vậy, việc xác định mức độ khó của bài tậpthời lượng tập luyện thế nào cho hợp lý là cực kỳ quan trọng.

3. Bạn không thích tập luyện

Việc lặp đi lặp lại một công việc trong khoảng thời gian dài là một việc cực cực cực kỳ nhàm chán! Điều này không thể phủ nhận, nhưng đối với guitar thì tập luyện không ngừng là điều kiện tiên quyết! Bạn không khổ luyện, bạn sẽ chẳng đi tới đâu cả! Việc tập luyện có khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao và sẽ khiến bạn lên tay rất nhanh.

Những lí do khiến bạn chán nản khi tập guitar 5Càng tập bạn sẽ càng cảm thấy mình càng có nhiều cảm hứng và càng sáng tạo hơn, và đương nhiên yêu cây đàn guitar hơn. Dần dần bạn sẽ thấy được rằng việc tập luyện guitar là để nâng cao kỹ năng và thỏa sức sáng tạo âm nhạc theo ý thích của mình, chứ không đơn thuần là những bài tập nhàm chán mà bạn phải thực hiện hằng ngày.

4. Bạn không kiên định cho mục tiêu lâu dài

Nếu bạn muốn trở thành một tay chơi guitar xuất sắc, thì có một điều bạn phải xác định ngay từ đầu đó là bạn phải mất nhiều năm, có khi lên đến cả chục năm để đạt được ước mơ của mình. Vì vậy, xác định mục tiêu cuối cùng mình muốn vươn đến là gì  và con đường để vươn đến tầm cỡ đó là một điều cực kỳ quan trọng. Một khi đã xác định được những điều trên, thì bạn hãy dựa vào đó để vạch ra kế hoạch tập luyện cho mình. Bất kỳ khi nào bạn có hiện tượng xao nhãng hay cảm thấy mất phương hướng, hãy nhìn lại những gì mình đã vạch ra ngay từ đầu, để không bị lún quá sâu vào những bài tập khác không liên quan đến mục tiêu của mình.

5. Bạn quá nóng vội

Giả sử cho rằng bạn đã biết được phương pháp tập luyện nào là hiệu quả nhất, và áp dụng phương pháp đó vào quá trình tập luyện, thì sự hiệu quả không đến ngay tức thì. Có rất nhiều người chơi guitar từ bỏ phương pháp tập luyện của mình chỉ sau một vài ngày vì không thấy nó mang lại hiệu quả. Điều này là một sự hiểu lầm cực kỳ tai hại về sự hiệu quả của phương pháp tập luyện.

Những lí do khiến bạn chán nản khi tập guitar 6Khoảng thời gian vài ngày là hoàn toàn không đủ để bạn lĩnh hội và phát huy được hết phương pháp tập luyện mới, cũng như không đủ để bạn kết luận rằng phương pháp này có hiệu quả hay không. Giống như khi bạn xem một bộ phim, đoạn đầu nó khá nhàm chán, lập tức bạn tua đến đoạn cuối, và rồi kết luận nó quá dở, trong khi bạn bỏ qua phần hay nhất của bộ phim- đoạn giữa. Chính vì thế, hãy cho mình thời gian, kiên nhẫn tập luyện, sau đó hãy đi đến kết luận bạn nhé!

Lời kết

“An amateur practices until he gets it right. A professional practices until he can’t get it wrong!”

(“Một tay mơ tập luyện cho đến khi anh ta chơi đúng. Còn một chuyên gia tập luyện cho đến khi không thể mắc sai lầm nữa!”)

Tập luyện là nguồn gốc cho mọi sự tinh túy và thăng hoa, nhất là trong âm nhạc, trong guitar. Vì thế, hãy thay đổi thái độ và phương pháp tập luyện ngay từ bây giờ để tạo thêm động lực học đàn guitar bạn nhé! Chúc bạn thành công!

[Sưu tầm bởi SEAMI, nguồn: Guitar station]

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.