7 Loại Nhạc Cụ Kỳ Lạ Nhất Trên Thế Giới
Nghệ sĩ là những người có sức sáng tạo không giới hạn, từ thức ăn, rau củ ăn hằng ngày đều có thể trở thành một loại nhạc cụ tạo ra giai điệu đặc biệt. Hãy cùng theo chân SEAMI khám phá các loại nhạc cụ kỳ lạ nhưng có thật trên thế giới sau đây, bạn nhất định sẽ tròn mắt ngạc nhiên và thích thú đấy nhé.
Danh Sách Các Loại Nhạc Cụ Kỳ Lạ Nhất Thế Giới
1. Đàn theremin
Nhạc cụ kỳ lạ này không cần phải chạm vào để tạo âm thanh thay vào đó người chơi phải di chuyển bàn tay đến gần hai “ăng-ten” của đàn. Được phát minh vào năm 1920 bởi nhà vật lý người Nga Lev Termen, đàn theremin được thiết kế trong âm nhạc cổ điển. Theremin bắt đầu phổ biến kể từ bộ phim “Theremin: An Electronic Odyssey” phát hành vào năm 1994.
2. Đàn organ nhũ đá
Đây là phát minh có rất nhiều cơ quan kỳ lạ sử dụng đủ loại vật liệu để tạo ra âm thanh nhưng cơ quan tốt nhất là cơ quan thạch nhũ. Nằm trong hang động Luray (Mỹ), đàn organ nhũ đá là công trình khiến người ta nhớ nhất về Leland W. Sprinkle. Để hoàn thiện phát minh, ông đã thử nghiệm nhiều lần, cạo các thạch nhũ trong hang động và nối vào bàn phím trung tâm.
Chiếc đàn organ 37 nốt này có cơ chế hoạt động giống với organ truyền thống nhờ vào sự truyền động hệ thống dây dẫn và búa cao su để tạo được âm thanh thánh thót quyện với không gian của hang động làm cho tiếng đàn trở nên đặc biệt hơn.
3. Dàn nhạc rau củ
Từ tên gọi đã nghe rất buồn cười nhưng các nghệ sĩ lại rất nghiêm túc khi chơi với các loại thực phẩm quen thuộc này. Dàn nhạc rau củ thành lập vào năm 1998 tại Vienna (Áo), họ chơi nhiều loại nhạc trên rau củ tươi từ bí ngô làm thành trống đến sáo được chế từ cà rốt. Để không lãng phí bất cứ thứ gì, người ta đã sử dụng phần rau củ còn lại để làm món súp phục vụ các khán giả sau buổi biểu diễn.
4. Đàn cốc harmonica
Cái tên tiếp theo trong số các nhạc cụ kỳ lạ trên thế giới là đàn cốc harmonica được tạo bởi 37 chiếc cốc gắn lại với nhau và có thêm một trục quay để tạo nên âm thanh đẹp, thánh thót. Thực tế, một số nhà soạn nhạc vĩ đại như Mozart và Beethoven đã từng chơi các tác phẩm bằng đàn cốc harmonica nhưng đến nay thì loại đàn này đã không còn phổ biến.
Để chơi được loại đàn này bạn chỉ cần ấn ngón tay chạm vào thành của những chiếc cốc giống như các phím đàn piano và tận hưởng những âm thanh mà nó mang lại.
5. Cây phát nhạc (Singing Ringing Tree)
Đàn được xây từ các đoạn ống có độ dài khác nhau. Khi gió lướt qua các đường ống sẽ tạo nên âm thanh trầm bổng đôi lúc chạm đến cao độ một quãng tám. Những tòa tháp ban đầu 3 mét trên đồi ở Lancashire (Anh). Không chỉ là tác phẩm điêu khắc mà chiếc đàn còn là nhạc cụ độc đáo được hoàn thành bởi nhà thiết kế Mike Tonkin và Anna Liu năm 2006.
6. Đàn organ biển cả
Công trình nhạc cụ này ở Zadar (Croatia) gồm hệ thống ống thổi và còi của kiến trúc sư nổi danh Nikola Bašić. Thiết kế lấy ý tưởng từ Hydraulis – nhạc cụ sử dụng sức nước đẩy không khí qua ống nhằm tạo ra âm thanh thời Hy Lạp, ông đã tạo nên cây đàn organ biển cả với 7 âm và 5 tông khác nhau nhờ vào sóng biển đẩy không khí qua các chiếc ống đa dạng về chiều dài lẫn đường kính, phía trong có còi, ống và dây riêng để tạo ra thanh âm trầm, bổng.
7. Hydraulophone
Như tên gọi, nhạc cụ kỳ lạ này tạo ra âm thanh bằng thủy lực. Nhạc cụ cho người chơi những trải nghiệm âm nhạc đa dạng bằng cách che các tia nước để tạo ra các cao độ khác nhau. Hydraulophone có thể được xem như nhạc cụ lai tạo giữa sáo dưới nước và cây đàn ống. Trông nhạc cụ có vẻ kỳ quặc nhưng âm thanh phát ra lại không quá khó nghe và rất độc đáo.
Hy vọng các bạn đã có những giây phút thoải mái cùng với các loại nhạc cụ kỳ lạ trên đây. Làm ra đàn và chơi được đàn là cả một nghệ thuật. Do đó, để có thể thành công chinh phục một loại nhạc cụ thì bạn phải đầu tư công sức tập luyện nhiều nhất có thể. SEAMI tự hào là môi trường học nhạc hoàn hảo cho tất cả học viên, có đa dạng khóa học từ đàn guitar, đàn piano, trống và bộ dây cho người học lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi một loại nhạc cụ thì hãy liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể nhé!
Sưu tầm và biên soạn: Trương Thà