Nhạc Chill , Lo-Fi, Lofi… phân biệt như thế nào

Tháng 04,2024/ by Tony Tuan 0

Thể loại nhạc Chill (ChillOut, Lofi,…) phân biệt như thế nào

Thời nay, các thể loại âm nhạc xuất hiện nhiều vô số. Thật khó để có thể nhận biết được sự
khác biệt giữa các nhánh trong cùng một thể loại, vốn mang nhiều nét tương đồng với nhau.
Trong thực tế, ranh giới giữa các nhánh nhỏ này khá mờ nhạt. Một tác phẩm có thể được xác
định là một dạng kết hợp cùng lúc nhiều thể loại. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số giới thiệu
sơ lược cho các nhánh trong thể loại nhạc điện tử EDM.

1. Chillout

Loại nhạc bạn thường nghe khi đi…chill tại các Club, Bar, thế nên thể loại này khá là phổ
biến. Khó có thể đưa ra một định dạng chi tiết cho nhánh nhạc này. Nhưng nhìn chung,
nhạc muốn Chill thì thường phải có tiết tấu chậm, cảm giác khá là thư giãn.

2. Ambient

Thể loại nhạc này có cấu trúc định hình rõ rệt hơn, nhấn mạnh vào việc xây dựng nên âm
sắc và bầu không khí sắc thái, đi ra ngoài những cấu trúc hay nhịp điều thường thấy.
Những gì được tận dụng khá độc đáo và đa dạng, từ những âm thanh mơ hồ, tiếng động
trong thiên nhiên cho đến tiếng piano truyền thống. Điểm khác biệt rõ rệt nhất có lẽ là sự
khó xác định nét tiết tấu rõ ràng (beat). Ambient chủ yếu thiên về tạo nên sắc thái, và sắc
thái này đôi khi không phải lúc nào cũng dễ chịu.

3. Downtempo

Về một khía cạnh nào đó, bạn có thể xem Downtempo như một hình thức Ambient có beat
rõ ràng, bất kể là nét tiết tấu của Hip Hop, Bass hay trống. Điều này đưa Downtempo trở
thành một nhánh khá rộng rãi, bao gồm trong đó nhiều thể loại nhỏ hơn nữa mà chúng ta sẽ
nhắc đến ở phía sau đây.

4. Trip-Hop

Có thể xem là một đứa con của hai bậc phụ huynh Hip Hop và Điện tử (Và thật sự Hip Hop
và Điện tử đúng là 2 thể loại khác nhau, có thể sẽ được nói đến trong một bài viết khác.) Nó
có thể kết hợp được với nhiều phong cách khác nhau như Funk, Dub, Soul, Psycgedelia,
R&B, House hay bất kỳ thể loại âm nhạc điện tử nào khác. Bạn có thể thực nghiệm không
giới hạn cùng với sự đa dạng nào của Trip Hop. Giai điệu thường mượt mà, nhưng điều
này không phải là một điều bắt buộc.

5. LO-FI

Viết tắt của Low Fidelity, hay có thể hiểu là âm nhạc được ghi âm ở một chất lượng âm
thanh thấp, hoặc cố tình được edit thành như vậy để tạo nên cảm giác rằng chất lượng của
âm thanh không được tốt. Hiển nhiên, việc hạ thấp chất lượng này phải đi theo một mục
tiêu sáng tạo nên một hiệu ứng tốt. Những kiểu hiệu ứng như demo được quay lúc diễn tập,
mixtapes hay các mẫu jazz. Người thường định dạng LoFi Hip Hop là Chill Hop.

6. Chillhop

Như đã nói trên, là một dạng Hip Hop Lo-Fi. Một vài người gọi nó là Ambient của thế hệ
Millenials, cũng đúng phần nào đấy, bởi lẽ nó bùng nổ vào giữa năm 2010 và định hình
cũng như phổ biến kể từ đó đến nay. Đây là một sự kết hợp giữa Lo-Fi và Hip Hop, cùng

một số tính chất của Chillout. Âm nhạc thường trung tính hay tích cực tươi sáng, thế nên
khá là dễ nghe. Điểm đặc trưng nhất chính là những âm thanh thực, nhưng tiếp lép bép của
nhựa tổng hợp, thừa hưởng từ LoFI. Tiết tấu lặp đi lặp lại, và phần nhạc thường có sự kết
hợp của Guitar và Piano. Rất hiếm có bài Chillhop nào có sử dụng phần hát, vì nhạc loại
này thường cố gắng ít gây sự chú ý và tập trung nhất có thể, để người nghe có thể dễ dàng
flow theo nhạc. Điểm khác nhất với LoFi có lẽ là ở đây, vì các âm thanh kém chất lượng
được lồng vào “sạch” và hiện đại hơn, tạo nên cảm giác trống rỗng hơn là chú ý đến nó.

7. Chill Step

Lại một đứa con nữa, lần này của nhà Ambient và Dubstep hay Two step. Nó thường không
quá kích động, nhưng chắc chắn cũng không flow như Chillhop. Không khí thường khá
buồn hoặc vô cảm, có lẽ vì đa phần các bản Chillstep thường được chơi ở giọng thứ. Nền
bass thường phải dày, có thể bằng tiếng piano hay cello. Các producers thường sử dụng
motif Á Đông khi làm track.

8. Jazzhop

Về bản chất, Jazzhop và Chillhop khá dễ lẫn lộn với nhau. Nhưng hiển nhiên là, Jazzhop sử
dụng nhiều chất liệu Jazz hơn, với điển hình là tiếng đàn Double Bass, Saxophone hay
Trumpet, thậm chí là nhạc organ điện tử các thập niên 70s. Điều này khiến Jazzhop tạo nên
một cảm giác vintage sang trọng hơn, mà vẫn mang tính Chill.

Nguồn tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=kypwQtrNcgI

Sưu tầm, biên dịch bởi thầy Lê Nguyên Vũ (bio profile tại đây)