Fraud Blocker

Nguyên nhân và cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar

Hỏi: Tại sao khi chơi Guitar cổ tay của tôi cảm thấy rất đau? Đây là hiện tượng đau bình thường hay bất thường? Có phải do tôi ngồi sai tư thế nên mới bị đau tay? Tôi có cần phải chấm dứt việc luyện tập và học đàn Guitar khi cổ tay bị đau không?

Trả lời:

Khi bắt đầu học đàn Guitar ai cũng sẽ trải qua quá trình bị đau cổ tay và chai tay. Hiện tượng chai ngón tay có thể khắc phục bằng cách ngâm nước muối nhưng đau cổ tay thì người chơi phải làm quen và khắc phục dần. Nếu chỉ đau cổ tay bình thường thì một thời gian luyện tập sẽ hết, tuy nhiên nếu đau cổ tay do sai tư thế và một số nguyên nhân khác thì người chơi Guitar cần điều chỉnh lại để không bị viêm cơ ở cổ tay.

Bật mí cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar

Cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar
Bật mí cách phòng tránh đau cổ tay khi chơi đàn Guitar.

1. Tư thế không đúng

Nơi thường cảm thấy đau là vai, lưng, cổ, cánh tay và cổ tay. Tư thế chơi đàn Guitar không đúng có thể làm hệ thống cơ xương bị căng quá mức và gây chấn thương nhỏ đến các mô mềm của cơ bắp, dây chằng và gân gọi là “microtears.” Microtearing quá mức có thể dẫn đến viêm và sưng, ngứa ran và tê do sự tác động của dây thần kinh. Những chấn thương có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn của một buổi tập, hoặc cũng có thể tích lũy trong nhiều lần tập. Lâu dài sẽ dẫn đến: viêm gân, viêm bao hoạt dịch, tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại.

2. Dồn quá nhiều lực vào bàn tay

Nhiều người khi thực hành Guitar thường dồn quá nhiều lực vào bàn tay và bấm phím. Nếu bàn tay không đủ khỏe và không đủ độ dẻo dai chắc chắn sẽ gây đau cổ tay. Lực bấm không phải là yếu tố giúp bạn kiểm soát âm thanh đàn Guitar.  Vì vậy hãy thả lỏng cổ tay khi chơi đàn và không nên dồn quá nhiều sức vào bàn tay.
Phòng tránh:

  • Thả lỏng tay khi chơi Guitar
  • Không bấm phím quá mạnh khi chơi Guitar điện
  • Luôn chắc chắn dây… không quá căng (nhưng phải đảm bảo đúng cao độ. Để dây không căng khi mới tập, có thể chọn loại dây Normal tension hoặc Low tension)
  • Ngựa đàn không quá cao, nếu bị cao thì người chơi đàn nên mài thấp xuống hoặc thay một ngựa đàn mới cho phù hợp.

3. Làm nóng và khởi động bàn tay trước khi tập không đúng cách

Người chơi đàn Guitar cũng giống như bất kỳ một vận động viên tập thể dục thể hình nào. Vì vậy, cơ bắp của bạn cần được làm nóng và khởi động trước khi chơi để làm giảm đáng kể các nguy cơ gây chấn thương. Nhất là vào mùa đông, nếu bàn tay của bạn không được khởi động và làm nóng, nguy cơ tổn thương sẽ rất cao.
Phòng tránh:

  • Làm ấm bàn tay và cánh tay với nước ấm
  • Luôn mặc đủ ấm khi trời lạnh
  • Có thể dùng một số cách thông thường để rèn luyện độ dẻo dai cho bàn tay
  • Nên dành một khoảng thời gian nhất định để khởi động cơ trước mỗi lần chơi Guitar

4. Chơi Guitar hoặc luyện tập quá nhiều

Đây là hiện tượng rất phổ biến ở những người chơi đàn Guitar bị chấn thương cổ tay và cánh tay. Chơi không ngừng nghỉ, chơi quá mức là con đường ngắn nhất dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Nhiều người muốn đốt cháy giai đoạn tạo nên thành công nhờ nền tảng thương mại điện tử ei industrial nên tăng cường độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể và bàn tay, cánh tay không thích nghi kịp.
Phòng tránh:

  • Nếu bạn chơi trong 45 phút , bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút để cơ thể bạn được nghỉ ngơi.
  • không đột ngột tăng hoặc giảm cường độ khi tập luyện
  • Tất cả thời gian và cường độ tập luyện cần lên kế hoạch rõ ràng và khoa học

5. Một bộ phận bị chấn thương trong quá trình tập

Một số người bị chấn thương khi chơi đàn Guitar nhưng không chịu dừng lại để nghỉ ngơi mà vấn tiếp tục luyện tập. Sự cố gắng này không phải là một điều khôn ngoan và cơ thể cần được nghỉ ngơi nếu đang bị chấn thượng. Nên nhớ rằng, một chắn thương nhỏ có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Đừng vì ham muốn chơi được đàn Guitar thật nhanh mà bỏ qua những vấn đề về sức khỏe.
Phòng tránh:

  • Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt
  • Đừng bao giờ chơi đàn Guitar khi cơ thể bị đau
  • Không nên coi thường những chấn thương tưởng chừng như rất nhẹ
  • Nếu bị đau khi đang luyện tập Guitar, bạn nên dừng lại và cho cơ thể thư giãn để cơn đau chấm dứt.
  • Nếu vẫn bị đau, bạn cần được nghỉ ngơi trong 1-3 ngày hoặc 1 tuần rồi mới chơi đàn Guitar lại như ban đầu.
  • Nhớ đến bác sĩ nếu bạn bị chấn thương

6. Không được ngủ đủ giấc

Nghe có vẻ không liên quan nhưng ngủ đủ giấc là một phần quan trọng để tránh chấn thương khi chơi đàn Guitar. Khi ngủ, cơ thể sẽ tự động bù lại nguồn năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động ban ngày. Đồng thời cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn cho hoạt động ngày hôm sau.
Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực và hoạt động chậm chạp không linh hoạt. Do đó, nguy cơ bị chấn thương cũng tăng lên rất cao.
Phòng tránh: ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.