Music Producer Liệu Có Dễ Làm? 5 Điều Cần Biết Để Trở Thành Music Producer

Tháng 03,2024/ by Tony Tuan 0

Thị trường âm nhạc phát triển kéo theo những ngành nghề liên quan đến âm nhạc cũng nhận được sự quan tâm từ công chúng. Ngoài nhạc công, DJ,… Music Producer đã trở thành một nghề mà đông đảo các bạn trẻ hướng tới. Trong bài viết này, hãy cùng SEAMI tìm hiểu về Music Producer để biết được liệu nghề này có dễ làm hay không nhé!

1. Music Producer là gì?

Music Producer hiểu đơn giản là nhà sản xuất âm nhạc. Trách nhiệm của việc tạo ra sản phẩm âm nhạc chỉn chu thuộc về Music Producer. Cho nên một bài hát hay ra đời không chỉ nhờ vào công sức của ca sĩ mà còn có ekip, nhạc công và một nhà sản xuất âm nhạc nữa.

Music Producer

2. Vai trò của Music Producer

Công việc của một Music Producer khá là nhiều. Bao gồm lên ý tưởng, thiết kế, mix and mastering, v.v… Music Producer cũng là người làm việc với ca sĩ nhiều nhất để đảm bảo cho ra sản phẩm trau chuốt nhất có thể. Cụ thể hơn, trên thị trường âm nhạc Việt Nam có một số Music Producer nổi tiếng như Touliver, SlimV… được mệnh danh là “phù thủy âm nhạc” vì đã tạo ra vô số bản hit. Như vậy bạn phần nào có thể hình dung vai trò của Music Producer quan trọng như thế nào rồi chứ?!

3. Một số bước cần nắm để chuẩn bị trở thành nhà sản xuất âm nhạc

Học chơi nhạc cụ

Bạn không thể nào sản xuất nếu không có công cụ. Trước tiên hãy chọn một loại nhạc cụ để bắt đầu, có thể là piano/keyboard hoặc guitar hay loại nhạc cụ nào đó mà bạn cảm thấy thích.  Học chơi nhạc cụ sẽ giúp bạn có cơ bản về âm nhạc để dễ dàng tiếp cận với nghề Music Producer.

Music Producer thường sử dụng keyboard

Học sử dụng các phần mềm về âm nhạc

FL Studio, Cake walk Sonar, Reason, Pro tools,… là những phần mềm hỗ trợ hữu ích dành cho Music Producer. Công nghệ là phần không thể thiếu của một nhà sản xuất âm nhạc. Trong các phần mềm trên thì FL Studio là phần mềm đang được ưa chuộng bởi nhiều nhất.

FL Studio là phần mềm được nhiều Music Producer sử dụng

FL Studio

Nắm cơ bản, học lên chuyên môn về hòa âm phối khí

Sau khi đã tự trang bị cho mình khả năng chơi nhạc cụ và sử dụng phần mềm, bước tiếp theo của bạn là học nhiều hơn để hiểu và phân biệt một số thuật ngữ, cách thức chuyên ngành hòa âm phối khí. Sau đó là đăng kí khóa học Music Producer, đây là một điều cần thiết để nâng cao trình độ của bạn.

4. Những yêu cầu của nghề sản xuất âm nhạc

Ngành nghề gì cũng có khó khăn riêng, đòi hỏi cả về thể chất và tinh thần. Đối với Music Producer, bạn nhất định không thể thiếu đam mê với âm nhạc, bởi vì quá trình học tập cần sự kiên trì và nhẫn nại, lúc này đam mê chính là chỗ dựa để bạn cố gắng.

Tiếp theo là sức khỏe, hầu như nghề nào cũng vậy. Music Producer cũng cần có sức khỏe tốt và tinh thần tốt để chịu được áp lực của nghề.

Cuối cùng, tài năng là điều cần thiết. Không những chăm chỉ, bạn còn phải có tài năng thì mới có thể dài lâu với nghề, tạo ra sản phẩm hay nhất để có những cú hit trong thị trường âm nhạc.

Music Producer

Sản xuất âm nhạc rất cần có đam mê

5. Thu nhập của nhà sản xuất âm nhạc

Tại Việt Nam, thị trường âm nhạc đang phát triển không ngừng nghỉ là một tín hiệu tốt đối với Music Producer. Nguồn thu nhập của Music Producer tương đối nhiều, danh tiếng càng cao thì càng kiếm được nhiều tiền. Bạn có thể vào showbiz, đi tour, trở thành kĩ thuật viên âm thanh hoặc đào tạo cho những Music Producer đời sau nữa. Nhìn chung, mức lương của Music Producer không có giới hạn, quan trọng ở bạn mà thôi.

____________

Trên đây là một số điều cơ bản về nghề Music Producer. Nếu bạn có đam mê với âm nhạc, muốn trở thành nhà sản xuất âm nhạc thì nên tự tạo cho bản thân một cơ hội. Đầu tiên hãy tìm hiểu các khóa học nhạc cụ, SEAMI đồng hành cùng bạn với các khóa học organ – keyboard, khóa học guitar, khóa học electric guitar. Luôn mong muốn hoàn thành sứ mệnh đem âm nhạc đến với mọi nhà, SEAMI – Music In Town hy vọng trở thành nơi gửi gắm niềm tin của những người yêu mến âm nhạc. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!

Sưu tầm và biên soạn: Kim Thi