Mở Trung Tâm Âm Nhạc Cần Bao Nhiêu Vốn ?

Tháng 01,2024/ by Tony Tuan 0

Mở trung tâm âm nhạc cần bao nhiêu vốn? Kinh doanh giáo dục là một loại hình kinh doanh hứa hẹn lợi nhuận ổn định kèm sự phát triển bền vững. Do đó, một khi quyết định kinh doanh giáo dục, và đặc biệt là loại hình âm nhạc, bạn đặc biệt cần phải chuẩn bị rất kĩ để chuẩn bị. Ngạn ngữ nước ngoài có câu “It’s easier to be bleed than to be sweet” (Dịch: Thường thì “đổ máu”, “ngã ngựa” dễ hơn đổ mồ hôi). Do đó, càng chuẩn bị kĩ, càng tốt.

Bạn đang sở hữu một nguồn vốn nhất định và đang nghĩ tới việc mở trung tâm Âm nhạc. Vậy mở trung tâm Âm Nhạc cần bao nhiêu vốn? Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong ngành, SEAMI chúng mình chia sẻ một số kinh nghiệm dưới đây.

Đầu tiên, mở trung tâm âm nhạc cần bao nhiêu vốn ?

Nếu bạn nghĩ ngay đến số tiền cần có để khởi sự. Đúng đó! Nhưng chưa đủ. Như tôi đã nói, kinh doanh giáo dục muốn tồn tại và phát triển được, nó cần phải được chuẩn bị một cách bền vững. Vậy thì chúng ta cần những loại “vốn” nào1 để thiết lập được sự kinh doanh bền vững:

1/ Vốn Con Người:

được thể hiện qua đội ngũ giáo viên, trợ giảng, đội ngũ hỗ trợ học viên, nhân viên hành chính… Nếu như sản xuất chúng ta cần nhà xưởng máy móc, thì kinh doanh giáo dục chúng ta cần phải có con người, và cơ chế, chính sách để những cá nhân hoạt động hiệu quả, hợp lực thông suốt. Làm sao để nỗi lo của cơ sở trường mình cũng là nỗi lo chung của mọi người. Làm sao để tương lai của trường mình cũng chính là tương lai của từng cá nhân. Có như vậy thì mọi người mới cùng nhau mà tiến, cùng nhau lăn xả, công việc không thừa cũng không thiếu, tập thể duy trì sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh và nỗ lực tiến lên. Đơn giản hoá sự hình dung như sau: nếu 2 người cùng đẩy về 1 phía, thì lực là x2, nhưng nếu 2 người đẩy nhau, thì tất cả đứng im thậm chí không khéo lại xô xát đánh nhau. Bạn muốn trường mình đứng im, hay cùng đi về một phía với tốc độ đều đặn và nhanh chóng?

2. Vốn Vật Chất:

là cơ sở mặt bằng, trang thiết bị, công cụ giảng dạy, giáo trình giáo án… chúng ta cần phải biết để kinh doanh được, trường mình nên cần chuẩn bị tối thiểu nhất những gì. Và với nguyên tắc trong đầu tư của tôi như sau “tiết kiệm nhất trong hiện tại, cũng cần phải tiết kiệm nhất trong tương lai”
(lấy ví dụ như: ta có thể mua cây đàn piano điện giá rẻ, hoặc piano cơ cho học sinh. Nếu như trang bị piano điện giá cực rẻ, là tiết kiệm trong hiện tại, nhưng cây piano này không được bảo hành và bộ mạch mainboard không còn hàng thay thế, thì đây không phải là sự tiết kiệm trong tương lai. Rủi ro hư hỏng quá cao, và thế là ta phải mua lại nguyên 1 cây piano khác. Trong khi đó, ta có thể nghiên cứu piano cơ đã qua sử dụng, đã được thẩm định chất lượng khung máy và khung dây tốt, bảo hành 5 năm. Thì tính ra sự lưạ chọn này lại tối ưu hơn!)

3. Vốn Thương Hiệu:

đây là vốn khó tạo dựng nhất, nhưng khi đã có thì xác lập được lợi thế cạnh tranh bền vững. Tại sao cũng là 1 đôi giầy cùng chất liệu cùng mẫu mã, nhưng giầy hiệu lại được thị trường chấp nhận giá tốt hơn so với giầy được rao bán ở CBC (Chợ Bà Chiểu). Thương Hiệu nói nôm na dễ phổ cập dễ hiểu là “cái Hiệu được nhiều người Thương”. Muốn cái Hiệu đó được “nhiều người” và họ “thương” được thì không phải xây dựng trong một sớm một chiều. Cũng không thể xây dựng được bởi 1 người hoặc 1 nhóm. Cũng không phải xây 2 năm đầu rồi mấy năm sau lại không xây tiếp nữa. Thương hiệu là toàn bộ hiệp lực, toàn bộ chu toàn từ chiến lược cho đến thực thi của tất cả các thành viên trong công ty. Thương hiệu khó xây, nhưng đáng để xây. Vì khi có Thương hiệu, thì uy tín của trường được xác lập, và đó là sự bền vững để cạnh tranh với thị trường. Một khía cạnh khác, khi Thương hiệu của trường tốt hơn, trường cũng thuận lợi hơn trong việc tuyển mộ các giáo viên giỏi, các nhân viên lành nghề. Ai chẳng muốn được làm trong một nơi đã có Thương Hiệu, phải không ạ? (để họ còn đi khoe, up lên profile mạng xã hội, về nhà đoàn tụ với gia đình các dịp lễ tết còn có thứ để mà nói với dòng họ).

4/ Vốn Quan Hệ:

trường của chúng ta được xây trên đất, bao quanh là khu vực, hàng xóm, hoạt động tuân thủ theo hệ thống pháp luật Việt Nam và chấp hành đúng mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Hằng ngày chúng ta cũng phải tương tác và quan hệ với các đối tác này (trong các tài liệu kinh tế gọi những đối tác trong-ngoài doanh nghiệp như thế này là stakeholders). Yếu tố này cần phải được đưa vào xem xét là một loại “vốn” cần phải huy động và làm sao để chu toàn khi hoạt động. Thiếu thận trọng khi huy động hoặc chu toàn loại vốn này thì dễ xảy ra tình trạng hoạt động không suôn sẻ, không hài hoà, trường cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều (Vd: khu vực cố tình gây khó dễ, hàng xóm cũ thường “hỏi thăm” quá đáng trường mới về, cơ quan hữu quan gửi công văn đến trường quá thường xuyên …)

5/ Vốn Tài Chính:

đúng rồi, để xây dựng được những điều kể trên, cần phải có tài chính. Tuy nhiên vốn tài chính sẽ không bao giờ là đủ, và khó được sử dụng hiệu quả nếu như ta không chuẩn bị kĩ càng cách sử dụng 4 loại vốn kia (vốn con người, vật chất, vốn thương hiệu, vốn quan hệ)

6/ Vốn Năng Lực:

Khi chúng ta chuẩn bị kĩ 5 loại vốn trên, và tổ chức nhịp nhàng hiệu quả, giống như việc sắp xếp các bánh răng hoạt động vừa khít với nhau, thì lúc đó ta có vốn năng lực của trường mình. Năng lực này là “năng lực tương đối”, nghĩa là nó có thể tiến thêm khi toàn bộ đội ngũ nhân viên đều hiểu “thế nào là năng lực cá nhân, năng lực doanh nghiệp, ảnh hưởng qua lại như thế nào”. Năng lực của trường cũng có thể đi xuống, nếu như không được thường xuyên quản lý quản trị và đào tạo nội bộ kém hiệu quả.

Những nguồn vốn trên đóng vai trò quan trọng từ những bước đầu lập hồ sơ cho đến hoàn thiện cơ sở vật chất và đi vào hoạt động. Nguồn vốn dồi dào sẽ là một lợi thế, giúp bạn thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị địa điểm, cơ sở học tập, giáo trình, nhân sự cũng như vấn đề marketing…

Yếu tố nào đóng vai trò then chốt đến sự thành bại của mô hình mở trung tâm âm nhạc? Trong một thị trường giáo dục cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cơ hội kinh doanh màu mỡ với tỷ suất lợi nhuận cao và bền vững, ai sẽ nhanh chân để chiếm lĩnh thị trường? Hơn lúc nào hết, yếu tố “con người và công nghệ” phải được đặt lên trên hàng đầu. Đầu tư vào đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, giáo trình cùng với đó là hệ thống quản lý được lộ trình học thông minh, hiệu quả, dịch vụ chăm sóc khách hàng ân cần, chu đáo… Đó là phương pháp đầu tư hữu hiệu nhất. Khi quá trình học tập mang lại hiệu quả tốt, chính học viên sẽ là kênh truyền thông hữu ích cho trung tâm.

Nguồn vốn thực sự là quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố cấu thành lên sự thành công trong trung tâm âm nhạc của bạn. Tùy thuộc vào số vốn bạn có để xây dựng trung tâm âm nhạc cho bạn:

Với vốn ít hơn 300-500tr, bạn nên dung chiến lược “lấy công làm lời” và “ăn chắc mặc bền”. Đặt mục tiêu là làm trung tâm thân thiện với khu vực lân cận, bán kính phục vụ là những học viên di chuyển đến trung tâm bạn không quá 10 phút đi xe máy. Vì với số vốn ít ỏi đó, bạn nên đầu tư vào mối quan hệ học viên hiện hữu hơn là các chiến dịch quảng bá rầm rộ. Quảng bá trên các mạng xã hội (như facebook, google, …) nếu không khéo dẫn đến tiền mất tật mang (thường các đối tác nhận chạy quảng cáo rất thích “vẽ vời” đối với các trung tâm nhỏ lẻ). Cách làm tự túc này sẽ bền vững và bạn đỡ áp lực với quay đồng vốn hơn. Nhược điểm của cách làm này là: vì giá học phí rất “dễ chịu” với đại đa số đông quanh khu vực gần đó, nên bạn chỉ có thể tự trả cho mình dạy học, hoặc trả cho các anh chị em đồng nghiệp quen biết. Nếu muốn thu hút giáo viên giỏi, chất lượng và hiểu tâm lý học viên, học phí của bạn sẽ phải điều chỉnh tăng. Mà nếu tăng thì lại gặp vấn đề về Thương Hiệu, hệ thống Quản lý Nhân sự chung… Những vấn đề này cũng khó mà giải quyết trong vòng 2-3 năm ban đầu được.

Với số vốn trên 500tr đồng, bạn có thể rút ngắn thời gian khởi nghiệp của công ty rất nhiều thông qua việc đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất khang trang bắt mắt cho học viên và phụ huynh và một địa điểm thuận tiện. Bên cạnh đó, với số vốn lớn, bạn có thể đầu tư vào bộ giáo trình chất lượng, kỹ lưỡng và đầu tư để thuê được giáo viên dạy giỏi. Các yếu tố này đảm bảo cho bạn tiến gần hơn với việc kinh doanh thành công.

Với số vốn nhỏ, bạn không cần phải lo lắng bi quan vì đã có rất nhiều trường hợp thành công đã được kiểm chứng thực tế. Có sao đâu nè, người ta có điều kiện thì đi nhanh hơn, mình chưa đủ điều kiện thì đi chậm hơn, thận trọng hơn, đúng hông nè! Chỉ cần bạn tự tin và có kế hoạch, định hướng kinh doanh rõ ràng, chắc chắn thành công sẽ ở trong tầm tay bạn!!

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự hỗ trợ để đầu tư mở trung tâm âm nhạc thành công, hãy liên hệ với SEAMI Partners. SEAMI với bề dày kinh nghiệm trong ngành với hơn 6 trung tâm tại Tp.HCM, tổng lượt học viên đã từng học là +5.800 người (số liệu vào tháng 06/2019). SEAMI cung cấp giải pháp Nhượng quyền được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với nhiều tiềm năng phát triển. Giải pháp nhượng quyền của chúng tôi bao gồm:

  1. Tài liệu Quản lý chất lượng Tiết học
    • Cẩm nang quản lý chất lượng dành cho Quản lý
    • Hệ thống quản lý Từng Tiết học
    • Hệ thống quản lý Giáo viên 
    • Hệ thống quản lý Báo bài (Lesson Reports)
    • Hệ thống đánh giá chất lượng giáo viên
  2. Phần mềm CRM được thiết kế riêng để quản lý khách hàng và sinh viên, học viên
  3. Sổ tay Hướng dẫn Vận hành trọn bộ
  4. Hỗ trợ Tuyển dụng – Đào tạo Giáo Viên
  5. Hỗ trợ đầy đủ cho việc thiết lập và quản lý trung tâm
  6. Hỗ trợ Chiêu sinh – Truyền Thông – Thương hiệu cho Cơ cở

Trên cơ sở hợp tác WIN-WIN và hỗ trợ cùng phát triển, chúng tôi tin sẽ mang lại giá trị đích thực cho đồng vốn của bạn. Tham khảo thêm thông tin tại đây . Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: (028)7.30.30.369 để được tư vấn thêm.

Phụ lục: 

1: tham khảo từ mô hình “Lục Lực” của Chuyên gia tư vấn Cao Cấp, ông Lý Trường Chiến.

Error: Contact form not found.