Lý thuyết về hợp âm trong âm nhạc

Tháng 12,2023/ by Tony Tuan 0

Lý thuyết về hợp âm trong âm nhạc

Tiếp nối những bài viết giúp bạn tìm hiểu về khuông nhạc, hóa biểu, SEAMI đem đến cho bạn 1 kiến thức quan trọng trong âm nhạc: Hợp âm. Hợp âm (chord) là bộ hai hoặc ba nốt trở lên được đánh lên cùng một lúc. Hợp âm được dùng nhiều trong nhạc Tây Phi hiện đại, nhạc cổ điển và hiện đại Tây phương. Tại một số vùng trên thế giới, âm nhạc bản địa không chứa khái niệm về hợp âm như nhạc truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Về căn bản, ta thường gặp Hợp âm 3 (các nốt cách nhau 1 quãng 3), trong đó có hai loại hợp âm là hợp âm trưởng (major chord) và thứ (minor chord).

Hợp âm trưởng có cấu tạo: Root + 3M + Q5

  • Root: chủ âm hay còn gọi là nốt gốc (nốt bass) của hợp âm. Ví dụ: C major chord có root là C.
  • 3M: quãng 3 trưởng cách root: 2 cung
  • Hai âm ngoài cùng tạo thành Q5 Đúng
  • Tên hợp âm được đặt theo nốt chủ âm: Hợp âm C trưởng ký hiệu là C

Hợp âm thứ có cấu tạo: Root + 3m + Q5

  • Root: chủ âm (nốt gốc)
  • 3m: quãng 3 thứ cách root: 1 cung ½
  • Hai âm ngoài cùng tạo thành Q5 Đúng
  • Tên hợp âm được đặt theo nốt chủ âm + m: Hợp âm C thứ ký hiệu là Cm

Trong âm nhạc hiện đại, các nhạc sĩ phương Tây đã sáng tạo ra những loại hợp âm mới mang lại nhiều màu sắc cho âm nhạc như sus, add, altered, compound,… Nguyên lí cấu tạo của những hợp âm này đó là phát triển hai loại hợp âm căn bản bằng cách thêm, bớt và thay đổi các quãng. Ví dụ:

Việc đặt hợp âm cho một bài hát giúp tạo một sự liên kết xuyên suốt, dẫn dắt người nghe và tạo ra không gian màu sắc cho bài hát. Học về hoà âm nói chung và hợp âm nói riêng giúp học viên hiểu thêm về âm nhạc, và có thể tự mình đặt hợp âm cho bài nhạc theo ý thích.

Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân

Nguồn tham khảo: Prof. Walter Piston (1959), Harmony, Victor Gollancz LTD, London