12 Lưu Ý Để Chơi Piano Có Hồn
Chơi piano đơn điệu sẽ khó chạm đến cảm xúc đến người nghe, do đó, cách chơi piano có hồn, truyền cảm và sinh động được nhiều bạn quan tâm. Thấu hiểu điều đó, SEAMI sẽ gợi ý đến bạn một số kỹ thuật luyện tập để chơi được bản nhạc hay và phát triển khả năng sáng tạo của mình ngay sau đây.
Một Số Lưu Ý Để Chơi Piano Có Hồn
1. Chọn tốc độ nhịp (tempo)
Bạn có thể chọn tốc độ phù hợp với điệu nhạc cho bài hát và tập chơi theo đúng nhịp cũng như nhấn vào các phách mạnh và mạnh vừa ở phần đệm tay trái thông qua máy đập nhịp hay tập đạp chân trái theo nhịp. Bài tập này sẽ giúp giai điệu tay phải hòa cùng phần đệm tay trái nhịp nhàng hơn.
Từng đoạn nhạc hãy giữ cho tốc độ nhịp ổn định để tempo không bị chạy nhanh hơn hay chậm hơn. Khi chuyển từ phần điệp khúc sang cao trào thì bạn có thể tăng thêm một ít tempo nhằm tạo sự tươi vui theo nội dung bài hát.
2. Đánh lơi một phần giai điệu phần tay phải
Bạn có thể thử đánh lơi một phần giai điệu của tay phải như ở các tiết điệu chậm như boston, ballads, slow rock đảm bảo đúng nhịp cho phần đệm tay trái thông qua đạp chân giữ nhịp.
3. Thay đổi vị trí nốt lên xuống từ 1-2 quãng 8
Để chơi piano có hồn thì bạn có thể thử đổi vị trí các nốt giai điệu hay xuống 1-2 quãng 8 so với bản nhạc gốc kèm âm lượng khác nhau ở mỗi vị trí quãng. Nốt càng cao thì đánh càng to và ngược lại.
4. Thay đổi tiết tấu, bố cục của giai điệu
Để tránh sự nhàm chán thì việc thay đổi tiết tấu, bố cục của giai điệu khiến bài hát trở nên thú vị hơn. Giả sử giai điệu có nhiều cụm 3 móc đơn liên tiếp thì bạn có thể thay thế bằng cụm 3 móc liên ba móc đơn.
5. Thay đổi giọng
Hãy thử nâng hay hạ từ ½ đến 1 cung để thay đổi giọng của giai điệu. Khi muốn lặp lại đoạn cao trào như đoạn điệp khúc thì bạn vẫn có thể cân nhắc đến việc thay đổi giọng. Đồng thời, bạn có thể thay đổi từ giọng trưởng sang giọng thứ hoặc ngược lại.
6. Áp dụng kỹ thuật fill-in, chạy ngón những chỗ ngân dài phù hợp
Những bài có nhiều chỗ ngân dài nhịp thì bạn có thể dùng fill-in và chạy ngón khác nhau. Khi chạy ngón, bạn cần đảm bảo chơi đủ nhịp được ngân dài chứ không hẳn chạy ngón hay fill-in bao nhiêu nhịp cũng được. Phần này đòi hỏi tốc độ hai tay kết hợp nhanh và không ngừng nghỉ, ngoài ra đạp pedal sẽ giúp tiếng đàn liền mạch khi chạy ngón trên nhiều quãng khác nhau.
7. Ngắt pedal kịp thời và đúng lúc
Pedal phải ngắt đúng lúc, đặc biệt là ngắt khi chuyển từ hợp âm này sang hợp âm kia nhằm giúp âm thanh của hợp âm trước và sau không bị lem. Đồng thời, khi nốt bass di chuyển theo bước lần liên tục bên tay trái hay chập hợp âm bên phải thì tạm ngắt bàn phím để tránh ồn.
8. Phối hợp hai tay nhịp nhàng
Để tạo sự cân bằng thì bạn có thể phối hợp hai tay thật nhẹ nhàng. Ở đoạn nhạc dài có ít hoặc không có nốt giai điệu thì tay phải có thể phụ đánh một phần âm hình đệm của tay trái hoặc kết hợp tay trái tạo ra đoạn chèn, fill-in vào chỗ trống mà không đánh theo điệu nhạc tại khu vực trống đó.
9. Xử lý độ vang
Đối với vài âm nào đó nổi bậc thì bạn có thể xử lý độ vang thông qua dấu nhấn (>) phím mạnh ở các phách mạnh và mạnh vừa để tạo ra luồng sóng âm thanh hình sin mạnh nhẹ liên tục làm giai điệu trở nên du dương hơn. Việc đánh mạnh nhẹ âm thanh không chỉ tập trung vào tay phải mà nên phụ họa thêm bởi tay trái. Một lưu ý nhỏ là tay trái chủ yếu đảm nhận chức năng đệm nên cường độ âm thanh của tay trái cần nhỏ hơn của tay phải (1 tám, 1 mười).
10. Thêm hợp âm màu vào bài hát
Hợp âm màu/mở rộng là những hợp âm không bắt buộc phải có mà người chơi có thể thêm vào. Thay vì chơi một hợp âm C suốt 4 nhịp thì bạn có thể thêm Csus4 / Csus2 (2 nhịp) rồi sau đó chơi C. Các hợp âm màu và hợp âm mở rộng có cấu tạo nhiều hơn 3 nốt nên sẽ phức tạp khi dùng cả hai tay hay chơi solo giai điệu cùng lúc. Đối với các hợp âm ngân dài 4 nhịp hoặc hơn hoặc dùng cho bài đệm hát thì thích hợp để sử dụng hợp âm màu.
11. Đổi tiết tấu, thế bấm và cách đệm tay trái
Bạn có thể sử dụng nhiều thế bấm cho tay trái khác nhau hoặc tư thế đào hợp âm khác nhau cho tay trái, thay đổi tiết tấu tay trái trong từng câu hay từng đoạn của bài hát. Cách này sẽ giúp bài hát đỡ nhàm chán và đơn điệu hơn so với việc chỉ sử dụng một kiểu tay trái. Đối với những bạn mới bắt đầu thì không nên quá chú trọng vào việc chơi nhiều thế bấm cùng lúc mà nên thành thạo từng thế bấm một thì mới có kết hợp được nhiều tư thế, thế bấm và tiết tấu khác nhau cho tay trái trong cùng một bài.
12. Thay đổi hòa âm
Thử hòa âm theo phong cách mới lạ sẽ giúp chơi piano có hồn hơn như chơi bài Happy Birthday theo phong cách jazz. Hòa âm nâng cao là mảng phức tạp và không phải lúc nào cũng dễ nghe nhưng sẽ mang lại sắc thái và màu sắc mới hoàn toàn. Nếu bạn muốn chơi đàn chuyên nghiệp thì học bổ sung thêm hòa âm nâng cao sẽ rất cần thiết.
Muốn nhuần nhuyễn các kỹ thuật ở trên thì bạn phải chịu khó luyện tập và cần có người hướng dẫn cụ thể nhằm phối hợp nhịp nhàng để phù hợp với từng bài hát. Tại SEAMI, bạn sẽ được học với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng trang thiết bị hiện đại giúp thành thạo các kỹ năng sau khi trải nghiệm ở khóa học piano. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Sưu tầm và Biên soạn: Trương Thà
Nguồn ảnh cover: Best – Wallpaper