Fraud Blocker

Làm sao để hát nhạc sống hay?

Làm sao để hát nhạc sống hay?

Bạn yêu thích hát và hát hay nhưng lại gặp phải “ca khó” không biết vô nhạc lúc nào cho khớp với nhạc công. Cứ yên tâm bởi vấn đề của bạn cũng là vấn đề của phần đông các bạn hát nhạc sống. Trong bài viết này, SEAMI sẽ mách bạn cách hát với nhạc sống một cách tự tin nhất mà không sợ bị luống cuống với phần intro hay dạo nhạc của ban nhạc.

Ai là người dễ gặp phải “rắc rối” với nhạc sống?

Làm sao để hát nhạc sống hay? 6

Tất cả mọi người đều có khả năng. Nhất là những bạn chưa rành về nhịp, những bạn đã học hát chuyên nghiệp rồi nhưng chưa hát với nhạc sống nhiều, chưa kể các ca sĩ chuyên nghiệp vẫn có lúc “bối rối” khi hát cùng nhạc sống. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng nếu mình là một thành viên đang gặp rắc rối với vấn đề ấy nhé!

Nhạc sống với nhạc beat, loại nào dễ hát hơn?

Làm sao để hát nhạc sống hay? 7

Dĩ nhiên là nhạc sống rồi. Có lẽ bạn sẽ bất ngờ với câu trả lời này nhưng sự thật nhạc sống với sự điều khiển nền nhạc từ nhạc công, ban nhạc sẽ theo sát phần trình diễn của bạn hay nói rõ hơn là “người chơi nhạc phải theo người hát”. Nhờ vậy bạn có thể “phiêu” nhạc theo cảm xúc, ý muốn. Tuy nhiên với nhạc beat chúng ta sẽ bị dập khuôn theo một mẫu, ít nhất là theo phong cách bản gốc của ca sĩ đã trình bày.

Mẹo hát với nhạc sống thật tự tin

Làm sao để hát nhạc sống hay? 8

Bước 1: Xác định câu báo hiệu vô nhạc, câu báo hiệu mà người hát phải vào. Bạn có thể nhờ nhạc công đánh thử phần intro hoặc tự mình đưa ra giai điệu để nhạc công đánh theo.

Bước 2: Bắt đúng tông bài hát. Bạn phải nắm rõ giai điệu và tông giọng của mình. Việc bắt đúng giai điệu bài sẽ không làm chúng ta hát phô, hát trượt cao độ gây nên chói tai từ người nghe. Tốt hơn hết bạn nên nói với nhạc công tông giọng bạn sẽ hát để hai bên kết hợp ăn ý hơn (Ví dụ: bài Hãy cho tôi, tông Am, điệu Cha Cha Cha).

Bước 3: Vững nhịp. Bạn có thể nhịp theo bài hát để đảm bảo không bị trật nhịp. Đối với những người hát chuyên nghiệp, việc nhịp theo bài chỉ cần làm lúc ban đầu là họ có thể quen với giai điệu toàn bài rồi. Còn đối với những bạn chưa có kinh nghiệm, SEAMI khuyên bạn nên giữ phần nhịp hết cả bài để tránh những tình huống “dở khóc dở cười” nhé!

Bước 4: Sau khi thực hiện 3 bước trên, việc cuối cùng là tự tin toả sáng trên sân khấu. Bạn đã nắm được nhịp, biết chỗ vào, hát đúng tone rồi thì chẳng còn lo sợ gì nữa. Lưu ý nếu có lo lắng cũng đừng thể hiện ra nét mặt, hãy giữ cho cơ mặt luôn căng, tươi tắn như đang cười. Bạn cũng đừng quên giao lưu với khán giả và nhạc công đấy nhé!

Người viết: Nguyễn Oanh

Làm sao để hát nhạc sống hay? 9Làm sao để hát nhạc sống hay? 10


Tham khảo thêm các khóa học thanh nhạc tại SEAMI :

Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.