Fraud Blocker

Học đàn guitar có khó và cần năng khiếu đặc biệt không?

Học đàn guitar có khó không?” hay “có cần phải có năng khiếu mới đàn được guitar” là những câu hỏi mà không ít người yêu giai điệu guitar đặt ra trước khi tiếp nhận và dành thời gian làm quen với cây đàn.

Học đàn guitar nói riêng (hay học âm nhạc nói chung) thì năng khiếu chỉ là yếu tố tạo nên người nghệ sĩ tài ba. Khi học đàn có 02 giai đoạn lớn chính: Giai đoạn học kỹ thuật và Giai đoạn nghệ thuật.

Học đàn guitar
Học đàn guitar có khó và cần năng khiếu đặc biệt không?

Giai đoạn kỹ thuật: Là giai đoạn đầu tiên khi mới bắt đầu học đàn. Ở giai đoạn này, yếu tố quyết định là sự chăm chỉ tập luyện. Đây là giai đoạn học tập để… não bộ làm quen với những quy luật, kí tự đặc biệt của âm nhạc. Cứ hình dung rằng các nốt nhạc là các con chữ, nhịp và phách là các luật đặt câu, vậy ta thử nhớ lại cái thuở nhỏ khi mới tập đọc, tập đặt câu, chẳng phải chúng ta đã mất rất nhiều thời gian để tập đánh vần, tập viết và rồi tập đặt câu đó sao.

Thời gian ấy chúng ta đang luyện tập để não bộ quen với những kí hiệu đó, hay nói cách khác, chúng ta lập trình cho bộ não nhận biết được những điều đó. Do vậy, chỉ cần sự CHĂM CHỈ luyện tập, chúng ta đã có thể dạy cho não bộ biết được nhạc và đã có thể đàn được. Thời điểm này, năng khiếu chỉ là lợi thế giúp học nhanh hơn, chứ không phải là điểm mấu chốt để học được đàn.

Giai đoạn nghệ thuật: Khi đã bước qua giai đoạn kỹ thuật, thì học viên mới tiến đến giai đoạn mà năng khiếu quyết định. Tại sao năng khiếu lại quyết định, bởi vì giai đoạn này không có quy luật rõ ràng, tất cả chỉ dựa trên sự: cảm nhận. Hình dung như việc học chữ: ai cũng có thể viết được câu văn rõ ràng, nhưng không phải ai cũng có thể làm một bài văn hay, lời lẽ sâu lắng, say đắm lòng người; ai cũng có thể làm toán, nhưng không phải ai cũng có thể làm được các bài toán phức tạp. Âm nhạc cũng tương tự như vậy, ở giai đoạn này người ta hay dùng chữ “phiêu” (feel) để đánh giá nhiều hơn chữ đúng & sai.

Tóm lại, ai cũng có thể học đàn được, nếu được đầu tư nghiêm túc và bài bản như việc học văn hóa thì việc đàn được không hề khó. Chỉ cần bạn siêng năng tập luyện trong thời gian đầu, chắc chắn sẽ thu được kết quả. Khi nản chí, hãy tự động viên rằng “mình đang rèn luyện não bộ, việc rèn luyện phải mất thời gian”.

Giai đoạn “Kỹ thuật”:
– Đọc được các bản nhạc.
– Đàn theo các bản nhạc.
– Đệm được theo các bản nhạc.
Giai đoạn “Nghệ thuật”:
– Cảm âm và chơi nhạc theo ý của bản thân.
– Cover theo “gu” của cá nhân mình.
– Tự soạn nhạc.

Tin tôi đi, khi bạn đàn được một bài nào ấy, niềm hứng thú sẽ gia tăng, khi ấy sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong việc học.

(Nếu copy vui lòng ghi rõ nguồn, chân thành cảm ơn)

Thầy Tuấn – Đồng sáng lập, GĐĐH SEAMI

Xem thêm
Bài viết mới
Tổng Quan Về Âm Nhạc

Âm Nhạc Là Gì?

Âm nhạc cũng 1 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản đều dùng biểu đạt, biểu lộ cảm xúc của con người. Và cái khác đó chính là Âm nhạc dùng âm thanh để biểu thị.

Các yếu tố chính

  • + Cao độ: Điều chỉnh giai điệu
  • + Nhịp điệu: Nhịp độ, tốc độ
  • + Âm điệu
  • + Âm sắc

Tác dụng của âm nhạc

Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Bộ môn học
Địa Chỉ

– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Giáo Dục Nghệ Thuật Đông Nam Á

– Địa chỉ trụ sở: 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, p. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

– Chi nhánh:

+ 7A/2 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1

+ 19 Đường 30, Tân Phong, Q.7

+ 31/09 Nguyễn Đình Khơi, Q. Tân Bình

+ 135-39 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh

+ 66 đường D, LakeView City, An Phú, Q.2

– SĐT: 028 39107379

– Email: info@seami.world

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/MST số 0312712732, ngày cấp 28/03/2014, nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. HCM.