Làm thế nào để mở rộng quãng giọng và có giọng hát hay hơn?

Tháng 02,2024/ by Tony Tuan 0

[sg_popup id=”52″ event=”onload”][/sg_popup]

Mỗi người sở hữu một quãng giọng nhất định. Nếu bạn sở hữu cho mình giọng nam cao, thì bạn sẽ không thể nào trở thành một người hát giọng nam trung được bởi các dây thanh quản sẽ không cho phép bạn làm như vậy. Tuy nhiên, bằng việc học cách hát những nốt ở hai giới hạn cực thấp và cực cao trong quãng giọng của bạn một cách thoải mái, bạn có thể đẩy quãng giọng của mình lên được những nốt cao hơn nữa cũng như là thấp hơn nữa.

Để mở rộng quãng giọng của mình, thì bạn phải thuần thục những kỹ thuật cơ bản chẳng hạn như kỹ thuật hít thở, kỹ thuật thư giãn, các tư thế đúng, và sau đó thì bạn có thể sẽ chạm được đến những nốt cao hơn hoặc thấp hơn trong quãng giọng của mình khi luyện tập đúng. Qua bài viết này, SEAMI sẽ thông tin đến bạn những cách mở rộng quãng giọng để có giọng hát hay hơn nhé!

Phần 1: Tập luyện theo các scale

Tìm quãng giọng tự nhiên của bạn

Cách dễ nhất để tìm được đó chính là nhờ trợ giúp của huấn luyện viên, nhưng bạn cũng có thể tự mình tìm ra nó. Bắt đầu từ nốt C trung trên phím đàn. Chơi nốt C đó và hát đúng nốt đó. Tiếp tục làm như vậy với các nốt thấp hơn theo thứ tự lần lượt trên phím đàn cho tới khi bạn đụng phải nốt mà mình không thể hát được mà không cảm nhận thấy sự mệt mỏi, căng thẳng từ các dây thanh quản. Và đó cũng chính là nốt thấp nhất trong quãng giọng tự nhiên của bạn. Lặp lại quá trình này nhưng lại theo chiều tịnh tiến lên cao để biết được nốt cao nhất trong quãng giọng tự nhiên của mình.

Bạn có thể tìm các video về scale tịnh tiến lên xuống bằng một nhạc cụ nào đó trên mạng trực tuyến nếu như bạn không có nhạc cụ thích hợp.

Di chuyển các nốt trong quãng giọng bình thường của bạn

cach-mo-rong-quang-giong-de-co-giong-hat-hay-hon 2

Tập trung vào trạng thái thoải mái và hít thở đúng cách cũng là một cách để luyện tập

Hãy bắt đầu với quãng giọng bình thường trước. Hãy lặp lại một âm thanh đơn giản, chẳng hạn như “la”, di chuyển âm thanh đó với các cao độ lên và xuống. Thuần thục kỹ thuật này trước, và cố gắng hát cao hơn một tí với các nốt giới hạn cao và giới hạn thấp trong quãng giọng này. Đừng nán lại để cố gắng gồng những nốt mà làm cho cổ họng của bạn phải căng lên. Tập trung vào trạng thái thoải mái và hít thở đúng cách. Hãy tập những scale này ít nhất 8 đến 10 lần mỗi ngày.

Hãy cứ tiếp tục luyện tập quãng giọng này cho tới lúc bạn chạm được tới những nốt khó trong vòng 8 đến 10 lần luyện tập liên tục.

Thuần thục các nốt khó

Tiếp tục sử dụng các bài tập scale, tập trung vào duy trì các nốt khó mà bạn đã đạt được càng lâu càng tốt. Hãy thêm vào các bài tập khác để làm lỏng các dây thanh quản của bạn. Cứ nghỉ một lúc vào bất kì khi bạn bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn càng tiếp cận những nốt này nhiều, thì bạn càng dễ dàng thể hiện chúng mà không phải chạm trán với những cơn đau.

Một bài tập khác có thể thêm vào chính là kéo lê nốt. Hát lên một nốt. Thay vì di chuyển tới và lui, thì hãy dừng lại ở nốt tiếp theo. Làm vậy với từng nốt cho tới khi bạn đạt tới giới hạn quãng giọng của mình.
Một bài khác nữa là lầm bầm. Lầm bầm sẽ làm rút ngắn các dây thanh quản, sau đó bạn hãy hát một từ có âm tiết ngắn chẳng hạn như “mom” bằng một nốt bất kì trong quãng giọng của bạn. Di chuyển nó cùng với cao độ lên và xuống trong quãng giọng sau mỗi lần phát âm.

Phần 2: Biến đổi các nguyên âm câm

Bo tròn các nguyên âm câm

bo-tron-cac-nguyen-am-cam

Biến đổi âm thanh của các nguyên âm trong khi bạn thực hiện các nốt cao để không phải đặt quá nhiều sức nén lên các dây thanh quản. Hãy cố gắng buông lỏng môi và làm tròn khẩu hình miệng giống như lúc mà bạn nói một từ chẳng hạn như “time”. Hãy hạ hàm dưới của bạn xuống và buông lỏng lưỡi ra. Lúc đó, các âm “i” sẽ được biến thành âm “ah”.

Cách này không hiệu quả với các nốt ở cực thấp trong quãng giọng của bạn bởi các dây thanh quản của bạn đã bị làm ngắn sẵn rồi. Hãy tập các bài luyện scale để đạt được tới những nốt này.

Biến đổi để trở về các nguyên âm bình thường

bien-doi-ve-cac-nguyen-am-thuong

Ban đầu, bạn hãy cứ thử hát những đơn từ ở giới hạn cao nhất trong quãng giọng của bạn. Hát to chúng lên, sử dụng kỹ thuật biến đổi khẩu hình miệng thành các âm có khẩu hình miệng tròn dễ hát. Và khi đến gần cuối của đơn từ đó, hãy mở cổ họng ra để biến đổi ngược lại các âm vừa bị biến đổi lúc đầu về đúng với cách phát âm của nó. Lấy ví dụ, Biến đổi từ thành âm “ah” có trong từ “time” thành âm “I” trở lại để đúng với cách phát âm đơn thuần. Miễn sao các âm cuối của đơn từ trở về đúng khi kết thúc từ đó, thì cách mà bạn hát từ đó lên nghe vẫn đúng với các thính giả.

Trong lúc luyện hát, hãy kết hợp vào biến tấu cách phát âm của nhiều từ khác nhau trong các nốt cao cho tới khi nó biến thành phản xạ tự nhiên.

Thay thế cách phát âm một vài từ

thay-the-cach-phat-am

Khi bạn gặp phải một nốt có cách phát âm cứng, khiến bạn khó có thể thể hiện nó cùng với một nốt cao độ, vậy thì hãy thay đổi từ đó trở thành một từ nào đó đơn giản hơn chẳng hạn như “noo”. Hãy tập luyện bài hát đó liên tục cho tới khi bạn cảm thấy đủ thoải mái khi hát lên từ khó khăn đó, và lúc này bạn có thể mang bản gốc của từ đó trở lại để hát rồi.

Biến đổi cách phát âm có thể kết hợp cùng với thay thế từ như trên, chẳng hạn như bạn thay thế từ “thet” cho từ “that”.

Phần 3: Thuần thục các kỹ thuật hát cơ bản

Khởi động trước khi hát

Bạn phải luôn dành thời gian để làm giãn lỏng các dây thanh quản trước khi bắt đầu hát. Điều này thực sự cần thiết để bạn có thể hát được những nốt có trong quãng giọng của mình và tránh gây tổn thương tới giọng của bạn. Các kỹ thuật khởi động bao gồm kỹ thuật rung môi, phát âm “me” hay “oo” kết hợp cùng di chuyển cao độ lên xuống trong quãng giọng của bạn, ngâm âm “o” liên tục cùng rung ở trong cuống họng, và kỹ thuật humm.

Để rung môi, hãy để hai bờ môi sát lại đồng thời phát ra âm “h” hay “b” (rung môi) hay đặt lưỡi của bạn sát vòm họng đồng thời phát âm “r” (rung lưỡi) kết hợp cùng di chuyển cao độ lên xuống trong quãng giọng của bạn.
Bạn cũng nên lặp bài các bài tập này sau mỗi lần hát để hạ nhiệt cho các cơ thanh âm.

Hít thở đúng cách khi đang hát

Để mở rộng quãng giọng thì bạn nhất định phải thuần thục được những kỹ thuật cơ bản. Một trong số kỹ thuật đó là hít thở đúng cách. Hít vào một hơi sâu để các cơ hoành phía dưới phổi có thể đẩy dạ dày di chuyển. Khi bạn thở ra để hát, hãy chậm rãi xả khí trong dạ dày để bạn có thể kéo câu hát dài hơn và kiểm soát được tông của câu hát đó.

cach-mo-rong-quang-giong-de-co-giong-hat-hay-hon

Để kiểm soát tốt hơi thở, bạn hãy thiết lập một khoảng thời gian nhất định cho các nhịp hít thở chẳng hạn như 4 giây, 4 giây giữ nhịp hít vào, vào thở ra trong vòng 4 giây

Để kiểm soát tốt hơi thở, bạn hãy thiết lập một khoảng thời gian nhất định cho các nhịp hít thở chẳng hạn như 4 giây, 4 giây giữ nhịp hít vào, vào thở ra trong vòng 4 giây. Hãy kéo dài khoảng thời gian này mỗi một dài hơn sau mỗi lần bạn luyện tập.
Hít và xả khí ra nhanh trong cùng một lần sẽ không giúp bạn hát được những nốt cao. Hãy hít một hơi sâu với mỗi nhịp lấy hơi và giữ một nhịp thở ra không thay đổi cho mỗi lần hát để tránh làm cho các dây thanh quản trở nên căng thẳng.

Áp dụng các tư thế đúng đắn

Các tư thế đúng cũng sẽ giúp bạn nâng cao những nhịp thở cần thiết để mở rộng quãng giọng của bạn. Đứng vững hai chân trên mặt đất, hai vai mở rộng. Cho phép hai vai thư giãn với tư thế thẳng lưng. Giữ vững đầu và cổ trong khi hát. Khi bạn đạt tới được những nốt nằm ngoài giới hạn của mình, hãy nhớ tránh nghiêng đầu hay gồng cổ lên.

Tập thư giãn các cơ

Nhiều người mới bắt đầu thường hay gồng toàn bộ cơ thể và cố hết sức làm căng các dây thanh quản để mở rộng quãng giọng của họ, nhưng đó thật sự là một cách rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng đứng vững trên mặt sàn với cảm giác thoải mái. Đừng gồng các cơ cổ ra phía trước họng khi bạn hát. Thả lỏng lưỡi và cổ họng nhiều nhất có thể. Cách này sẽ làm giảm sự căng thẳng và tăng lượng hơi thở ra, giúp bạn đạt được những nốt cao có trong quãng âm của bạn.

Một cách để luyện tập khả năng giữ cảm giác thoải mái và lỏng lẻo trong khi hát đó là thè lưỡi ra 10 lần liên tục, làm như vậy khoảng 2 tới 3 lần mỗi ngày.

Nếu bạn thật sự có niềm đam mê dành cho thanh nhạc thì hãy đến một môi trường phù hợp với khả năng của mình để bé có thể phát triển được khả năng âm nhạc tiềm ẩn. Học viện âm nhạc SEAMI – sẽ là một môi trường vô cùng lý tưởng để nuôi dưỡng tài năng của bạn. Tại SEAMI, bạn sẽ được phát triển tài năng một cách toàn diện nhất với các lớp học về thanh nhạc lẫn nhạc cụ.

Tổng hợp & Tham khảo từ nhiều nguồn

Biên Tập: Thanh Mai