Các thuật ngữ thường gặp trong Guitar Bass
Đối với phần đông người học guitar, guitar bass là một nhạc cụ khá “mới mẻ” bởi hình ảnh cây guitar với 6 dây đàn đã quá ăn sâu vào tâm trí. Guitar bass đơn thuần là cây guitar nhưng căn bản bao gồm 4 dây số 6, 5, 4 và 3 của cây guitar. Ngoài ra, còn có những loại 5 dây, 6 dây tuỳ thuộc vào sở thích và phong cách của người chơi. Bài viết này SEAMI sẽ giới thiệu những thuật ngữ bạn sẽ gặp khi chơi guitar bass.
- 4-string bass: cây guitar bass 4 dây, đây là loại phổ biến
- 5-string bass: cây guitar bass 5 dây
- 6-string bass: cây guitar bass 6 dây – ít được sử dụng nhưng ngày nay khá nhiều người thích loại 6 dây.
- Active bass: bass dùng pick ups có gắn pin để tăng độ cường độ âm thanh.
- Bass amp: ampli chuyên dành cho guitar bass.
- Bassist: người chơi bass.
- Bassline: một giai điệu bass được lặp lại theo motif tiết tấu nhất định.
- Double Bass: dáng đàn giống cây cello nhưng bự hơn và âm sắc trầm hơn
- EQ: equalizer hay bộ chỉnh âm sắc bao gồm âm bass, mid, treb,… Đây là vật dụng không thể thiếu với người chơi bass.
- Fingerstyle: lối chơi dùng ngón tay để gảy dây.
- Flatwound: loại dây có lõi được quấn bằng các sợi sắt dẹp, tạo cảm giác mượt mà cho ngón tay nhưng âm sắc lại tối.
- Picking style: lối chơi dùng miếng gảy.
- Pick ups: một loại thanh nam châm điện thu tiếng để phát ra ampli, được gắn trên thân đàn
- Single coil: 1 lõi .
- Humbucker: 2 lõi dùng để giảm độ hú tiếng.
- Groove: một loại tiết tấu cụ thể.
- Roundwound: loại dây đàn có lõi được quấn bởi các sợi sắt có dạng tròn như dây kẽm. Loại này tạo cảm giác rít tay nhưng cho âm thanh lớn và sáng.
- Shred: chạy ngón trái(hoặc phải đối với người chơi guitar bass tay trái).
- Slap: một lối chơi tiêu biểu cho dòng nhạc funk. Người chơi dùng ngón tay cái bên phải(hoặc trái với người chơi guitar bass tay trái) vỗ vào dây đàn để tạo tiết tấu cũng như ăn rơ với tiếng trống.
- Sustain: âm sắc phải rõ ràng và ngân dài.
- Walking bass: thường dùng trong nhạc jazz hay blues. Đây là một câu đi ngón các nốt bass liên tục dựa trên hoà âm.
Người viết: Nguyễn Đỗ Thành Nhân