Các Bước Để Chuẩn Bị Mở Trung Tâm Dạy Nhạc

Tháng 01,2024/ by Tony Tuan 0

Với kinh nghiệm thực tế mở trung tâm âm nhạc của mình, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn về một Kế hoạch kinh doanh trung tâm ngoại ngữ cơ bản, các bước để chuẩn bị mở trung tâm dạy nhạc cơ bản nhất và dễ áp dụng nhất.

1/ Sứ mệnh

Sứ mệnh của trung tâm âm nhạc do bạn lập ra là gì? Có nhiều người sẽ nghĩ, chưa mở trung tâm mà đã nghĩ đến điều to tát vậy làm gì? 

Kinh nghiệm của tôi cho thấy, nếu mình không hình dung được “vì sao trung tâm này tồn tại trên đời”, thì sau này mọi kế hoạch kinh doanh đều sẽ rất dễ bị chệch hướng. Nếu như bạn đặt sứ mệnh cho trung tâm ấy phải “toàn cầu”, thì nó phải được định hướng về giá trị, chiến lược và cách tổ chức hướng đến việc phải toàn cầu hoá được ngay từ đầu. Nếu như sứ mệnh chỉ là “đủ để phục vụ khu vực và bản thân”, thì kế hoạch sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Sứ mệnh có thể được hiểu nôm na là “Nhiệm vụ quan trọng nhất mà cả đời [trung tâm] ấy phải đạt được”. Chúng ta nên suy nghĩ về Sứ Mệnh ngay từ đầu, nhưng đừng vẽ nên Sứ Mệnh nếu như chưa thật sự hiểu được điều mà ta sắp vẽ.

Thông thường, ta hay thấy các Sứ Mệnh to lớn như: “tạo nên trung tâm âm nhạc hàng đầu Việt Nam” (vậy bạn có nghiên cứu đủ trung tâm âm nhạc hàng đầu VN là ai? vì sao họ đang hàng đầu? để có được thứ hạng như họ thì nguồn lực của mình có thể làm được không). Sứ Mệnh có thể rất đơn giản như “trung tâm của mình sẽ giúp dân chúng toàn bộ khu vực quanh nó 5km biết đến, học nhạc, để cho mọi người có thể chơi nhạc và vui với âm nhạc, qua đó cũng tạo được thu nhập cho mình, cho cộng sự của mình. Có được thu nhập bền vững ổn định là một động lực giúp cho việc giảng dạy trên tốt hơn, chỉn chu và toàn tâm hơn”. 

2/ Đặt ra mục tiêu

Trung tâm của bạn mục tiêu sẽ đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu trong 2 năm tới? Trung tâm bạn, mong muốn sẽ có bao nhiêu học viên? 100 hay 1000? Để đạt được điều đó thì mục tiêu trong 12 tháng sẽ là gì, mỗi tháng trung tâm mình nên đạt được điều gì.

Sứ Mệnh là nhiệm vụ cả đời. Từ đó mình nhắm được hướng đi. Theo hướng đi đó, ta đặt tiếp mục tiêu cho từng cột mốc 3-5 năm. Rồi trong khoảng thời gian 3-5 năm đó, mỗi năm sẽ làm gì. Cứ như vậy, chúng ta sẽ chia được 1 mục tiêu to lớn dài hạn, thành rất nhiều mục tiêu “dễ nuốt” hơn ở các giai đoạn ngắn hơn (tháng, tuần, ngày)

3/ Nghiên cứu và phân tích thị trường

Bạn phải làm sao để trả lời được câu hỏi “tại sao phải chọn học tại trung tâm của tôi”. Trong khi, ở khu vực có những trung tâm khác (nghiên cứu đối thủ), trong khu vực này có những ai là học viên tiềm năng (nghiên cứu thị trường xung quanh), ngoài khu vực này ra thì có khả năng khu vực nào nữa (thị trường tiềm năng). Với những đối tượng tiềm năng đó, thì họ sẽ có thể chi trả bao nhiêu cho việc học nhạc. Và với khả năng chi trả như vậy, thì trung tâm của mình nên hợp tác với những giáo viên với khung lương thưởng như thế nào, đầu tư bao nhiêu là hợp lý, 2 năm hoà vốn ổn không, hay là phải nhanh hơn vì khu vực này có khả năng sẽ không phát triển tiếp dân số sau 5 năm?

Mọi yếu tố về thị trường đều phải được phân tích. Phân tích và chuẩn bị càng kĩ, bạn sẽ càng dễ dàng và tự tin ra quyết định hơn.

4/ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Tôi rất thích đọc binh pháp Tôn Tử, trong cuốn sách dày vỏn vẹn chưa đến trăm trang đó lại là kim chỉ nam và là nguyên tắc lãnh đạo chiến lược cho rất nhiều danh tướng kiệt xuất. Hiện nay các trường kinh doanh nổi tiếng ở phương Tây cũng đã đưa Binh Pháp Tôn Tử vào chương trình nghiên cứu (thương trường là chiến trường mà). Trong đó có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ; Biết ta mà không biết địch, trận thắng trận thua; không biết địch không biết ta, trăm trận trăm thua”. Điều này nói lên việc cẩn trọng thật kĩ trong việc nghiên cứu về thị trường, đối thủ và bản thân nguồn lực của chính mình.

Phân tích SWOT (Strength- Weakness- Opportunity- Threat) là công cụ hữu hiệu để bạn nhìn nhận doanh nghiệp của mình. Điểm mạnh nên được tận dụng, khắc phục những mặt bất cập, vạch ra cơ hội và hạn chế rủi ro. Từ đó ta bắt thành từng cặp các yếu tố để xác định bước đi chiến lược. Có thể bắt cặp như sau:
+ S-O: tận dụng điểm mạnh để phát huy hết cơ hội.

  • S – T: dùng điểm mạnh để phòng ngừa các rủi ro
  • W – O: dùng cơ hội này (được hay không) để khắc phục điểm yếu
  • W – T: với rủi ro và điểm yếu như thế này, ta có cách nào giảm thiểu nhất thiệt hại không? (hoặc triệt tiêu luôn thiệt hại thì càng tốt)

5/ Xác lập, và đăng ký kinh doanh

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bạn cần phải nắm được trung tâm của mình sẽ được đăng ký với tư cách Pháp nhân và loại hình công ty như thế nào. Dĩ nhiên mỗi loại hình sẽ có quy định ràng buộc trách nhiệm, ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu bạn cảm thấy chưa rõ lắm, tôi khuyên bạn nên gặp luật sư hoặc các đại lý, dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.

6/ Lên kế hoạch Marketing

Marketing hiểu đơn giản là hoạt động tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, ở mức giá nào họ sẽ sẵn sàng trả cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, đem sản phẩm đến với những khách hàng tiềm năng. Có khách hàng, sản phẩm được tiêu thụ, có doanh thu, tạo lợi nhuận, tầm quan trọng của Marketing được ví như phần “chào hỏi đầu tiên” của cả hệ thống kinh doanh. Bạn sẽ khó lòng mà ấn tượng được với người mới lạ khi màn chào hỏi quá tệ.

7/ Lập kế hoạch vận hành

Kế hoạch vận hành mục đích là về công tác tổ chức sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Việc lập kế hoạch nào cũng nên dựa trên quy tắc “SMART”:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Achievable: Có khả năng đạt được
  • Realistic: Tính thực tế
  • Time bound: Xác định rõ thời gian

Kế hoạch vận hành cũng cần phải được cân đối dựa trên nguồn lực trường mình. Mọi kế hoạch hành động (action plan) phải đảm bảo đầy đủ được các yếu tố:

  • Why: tại sao phải làm việc này
  • Who: ai làm? ai phụ? ai giám sát?…
  • What: việc gì? 
  • When: chừng nào làm, chừng nào xong?
  • Where: ở đâu? 
  • How: làm ra sao
  • How much: tốn bao nhiêu tiền?

Trong dài hạn, để cạnh tranh bền vững thì mọi nguồn lực phải được chuyển biến theo cách sau:

(Bước x) Nếu đạt được ở bước… thì….
Value (có giá trị không) không phải nguồn lực
Rare (có hiếm không) là nguồn lực, nhưng không phải năng lực cạnh tranh
Hard to Imitate (bắt chước có dễ không) là năng lực cạnh tranh ngắn hạn
Organized (Có được tổ chức để V.R.H kia được phát huy ở mọi nhiệm kỳ điều hành không?) năng lực cạnh tranh dài hạn

8/ Quản lý nhân sự

Mô hình giáo dục luôn hướng về con người, và cũng chỉ có con người mới truyền tải hết được giá trị. Nếu như người giảng dạy không đủ năng lực, hoặc không có động lực để phát huy sự hiệu quả trong tiết học, thì dù cho chương trình học, sách vở, giáo trình dù có xuất sắc đến mấy cũng trở nên kém hiệu quả. Nếu như sản xuất chúng ta cần nhà xưởng máy móc, thì giáo dục chúng ta cần phải có con người, và cơ chế, chính sách để những cá nhân hoạt động hiệu quả, hợp lực thông suốt. Làm sao để nỗi lo của cơ sở trường mình cũng là nỗi lo chung của mọi người. Làm sao để tương lai của trường mình cũng chính là tương lai của từng cá nhân. Có như vậy thì mọi người mới cùng nhau mà tiến, cùng nhau lăn xả,

công việc không thừa cũng không thiếu, tập thể duy trì sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh và nỗ lực tiến lên. Đây là lý do vì sao tôi để bước này lên hàng đầu.

Một cách tổng quát nhất, chức năng chính của Nhân Sự bao gồm 04 mảng:

  1. Tuyển Dụng – Tuyển Mộ
  2. Đào tạo Phát triển
  3. Lương và Thưởng
  4. Khích lệ Động lực – Duy trì Quan hệ và Cộng đồng Nhân Viên

9/ Kế hoạch tài chính

Nếu như bản thân trường đó không tạo được lợi nhuận, thì trường không thể tồn tại, cho dù trường có hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận (phi lợi nhuận hiểu đúng định nghĩa phải là “lợi nhuận không được chia sẻ lại cho nhà đầu tư, phần lợi nhuận đó sẽ dùng để nhập vào Quỹ để tái đầu tư, phát triển tổ chức đó lớn mạnh hơn).

Vì thế, bạn cần một bản kế hoạch tài chính chi tiết dựa trên những nghiên cứu tính toán, kỹ lưỡng.

Tại sao mình nên thuê mặt bằng với giá 30 triệu, tại sao mình có thể thuê với giá 50tr? với giá thuê như thế này thì cần bao nhiêu học viên mới đủ trang trải. Và với số học viên như thế thì cần bao nhiêu để truyền thông và marketing. Với quy mô này thì số lượng học viên như trên có hiệu quả không? …. Mọi quyết định hằng ngày của bạn sẽ dễ dàng hơn và tự tin hơn nếu bạn lập ra được kế hoạch tài chính, và các “đường biên giới” cho những quyết định đó (budgeting: lập ngân sách).

Thông thường một kế hoạch tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm các kế hoạch sau: Kế hoạch chi phí, kế hoạch về chi phí hoạt động, kế hoạch doanh thu và kế hoạch cho các dự án sắp tới của doanh nghiệp.

10/ Kết

Bất chấp những sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp, theo thông tin từ những tờ báo uy tín, chỉ 10% khởi nghiệp thành công, 30% nhanh chóng gặp thất bại còn lại 60% doanh nghiệp sống dở chết dở.

Trong kinh doanh mô hình trung tâm Âm Nhạc, thị phần khách hàng đang thuộc về những thương hiệu có tên tuổi, có kinh nghiệm quản lý và độ phủ rộng. Họ vượt trội hơn những doanh nghiệp non trẻ cả về mạng lưới khách hàng lẫn năng lực quản lý, đội ngũ nhân viên.

Hơn nữa, chiếm được niềm tin từ khách hàng không phải chuyện một, hai năm. Vì thế, để giảm thiểu tối đa rủi ro cho đồng vốn của bạn, chúng tôi giới thiệu đến bạn mô hình kinh doanh nhượng quyền trung tâm Âm Nhạc.

Mô hình được thiết kế đặc biệt bởi đội ngũ SEAMI Việt Nam Franchise với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đầy tiềm năng này. Với 6 trung tâm và cơ sở đào tạo hợp tác trên toàn TpHCM, chỉ 5 năm hoạt động trên thị trường nhưng số lượng học viên đã từng học là 5.800 người (số liệu tháng 06.2019), SEAMI cam kết mang đến nhà đầu tư dịch vụ nhượng quyền chất lượng cùng với đó là sự hỗ trợ đầy đủ nhất.

Giải pháp nhượng quyền của chúng tôi bao gồm:

  1. Tài liệu Quản lý chất lượng Tiết học
    • Cẩm nang quản lý chất lượng dành cho Quản lý
    • Hệ thống quản lý Từng Tiết học
    • Hệ thống quản lý Giáo viên 
    • Hệ thống quản lý Báo bài (Lesson Reports)
    • Hệ thống đánh giá chất lượng giáo viên
  2. Phần mềm CRM được thiết kế riêng để quản lý khách hàng và sinh viên, học viên
  3. Sổ tay Hướng dẫn Vận hành trọn bộ
  4. Hỗ trợ Tuyển dụng – Đào tạo Giáo Viên
  5. Hỗ trợ đầy đủ cho việc thiết lập và quản lý trung tâm
  6. Hỗ trợ Chiêu sinh – Truyền Thông – Thương hiệu cho Cơ cở

Trên cơ sở hợp tác WIN-WIN và hỗ trợ cùng phát triển, chúng tôi tin sẽ mang lại giá trị đích thực cho đồng vốn của bạn. Tham khảo thêm thông tin tại đây . Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: (028)7.30.30.369 để được tư vấn thêm.

Error: Contact form not found.