6 hậu quả của việc nghiện smartphone đối với trẻ
6 hậu quả của việc nghiện smartphone đối với trẻ
Nghiện smartphone ở trẻ em đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo một nghiên cứu tại Đại học Lowa, có đến 90% trẻ nhỏ mới 2 tuổi đã biết sử dụng smartphone. Thậm chí, có nhiều trẻ bị nghiện loại thiết bị này khi mới từ 3 đến 4 tuổi.
Hệ quả nghiêm trọng do “nghiện smartphone” gây ra:
1. Giảm gắn kết giữa trẻ và bố mẹ
Trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Vì vậy những tương tác giữa cha mẹ và con cái không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não mà còn tăng sự gắn kết tình cảm của đứa trẻ với gia đình.
Tuy nhiên, với trẻ dành quá nhiều thời gian bên smartphone thì ngược lại. Nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ
2. Gây nghiện
Một đứa trẻ có thể “ôm” chiếc smartphone cả ngày mà không thấy chán vì chúng luôn tìm thấy những điều mới mẻ dường như là vô hạn.
Smartphone cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm. Nó không dạy chúng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.
3. Dễ nổi nóng, cáu gắt
Cha mẹ thường có xu hướng đưa con mình một chiếc smartphone để xoa dịu hoặc đánh lạc hướng chúng. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến trẻ nhỏ nghĩ rằng mình được yêu chiều và ngày càng trở nên khó tính hơn.
4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Dùng smartphone vào ban đêm sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại sẽ gây ức chế hoóc-môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể, từ đó khiến kết quả học tập của trẻ cũng bị giảm sút đáng kể.
5. Giảm khả năng học hỏi
Một số người cho rằng các trò chơi điện tử sẽ kích thích sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nếu có quá nhiều sự can thiệp của thiết bị điện tử vào cuộc sống của bé, nó sẽ tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học.
6. Hạn chế khả năng giao tiếp
Khi dành quá nhiều thời gian cho công nghệ, những đứa trẻ trong giai đoạn tập nói sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng nói thật của những người trong gia đình. Chúng cũng không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản như khả năng nói, ngôn ngữ cơ thể, các thể hiện cảm xúc đau buồn, vui vẻ… từ đó khiến liên kết giữa trẻ với mọi người xung quanh mất dần.
Giải pháp cai nghiện Smartphone cho trẻ:
Những nguy hại từ chứng nghiện smartphone chỉ được giảm bớt khi và chỉ khi các bậc cha mẹ thật sự có ý thức hơn đối với việc nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, việc cấm không cho trẻ tiếp cận smartphone, khóa passport hay tắt nguồn wifi có thể khiến trẻ “buồn lòng”, rồi dẫn tới phản ứng mạnh. Thay vào đó, hãy bù đắp thời gian lướt smartphone cho trẻ bằng những hoạt động lành mạnh khác như:
- Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường.
- Hướng dẫn con phụ giúp cha mẹ các việc nhà trong gia đình.
- Cho con tham gia những khu vui chơi hướng nghiệp.
- Cho con thường xuyên tập luyện thể thao.
- Khuyến khích con tham gia các lớp học phát triển năng khiếu
Hãy phát triển năng khiếu của bé cùng SEAMI
Âm nhạc là một phương án hoàn hảo và SEAMI là một trong những học viện âm nhạc uy tín của các bậc cha mẹ. Với phương pháp đào tạo tiêu chuẩn, SEAMI đang nỗ lực phấn đấu trở thành một trong những học viện âm nhạc hàng đầu tại Việt Nam.
Thông qua việc tiếp xúc với âm nhạc, SEAMI tạo cho trẻ một cơ hội rèn luyện tư duy âm nhạc, giúp bé có tinh thần thoải mái sau những giờ học; và đặc biệt là không còn dành quá nhiều thời gian cho smartphone nữa.
Không chỉ dừng lại ở việc bồi đắp tâm hồn âm nhạc cho bé, SEAMI còn là môi trường hoàn hảo để cho con bạn tăng cường khả năng giao tiếp. Vì các bé sẽ được học trực tiếp bên cạnh các bạn bè đồng trang lứa với các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Hãy tách con trẻ ra khỏi chiếc smartphone tiềm tàng vô số nguy hại, hướng con vào những hoạt động lành mạnh. Hãy là những ông bố bà mẹ có trách nhiệm!
Liên hệ ngay với SEAMI để đăng ký ngay để các bé có cơ hội trải nghiệm những buổi học âm nhạc thật vui và bổ ích với các bộ môn như: thanh nhạc, guitar, piano, trống,…
Sưu tầm và biên tập: Thanh Mai